Thông báo được đưa ra vào ngày 18/3. Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và một số quốc gia châu Âu khác hiện có kế hoạch tiếp tục sử dụng vắc xin này sau khi cơ quan quản lý đã đưa ra quyết định cuối cùng.
Trước đó, hơn một chục quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngừng sử dụng vắc xin AstraZeneca, được phát triển bởi Đại học Oxford, sau khi có báo cáo về khoảng 30 trường hợp có rối loạn đông máu. Một số quốc gia khác đã ngừng sử dụng các lô vắc xin riêng lẻ.
EMA tiếp tục khẳng định, lợi ích của vắc-xin vượt trội hơn so với rủi ro. Cơ quan này không tìm thấy vấn đề về chất lượng nào với vắc-xin, mặc dù chưa thể loại trừ dứt điểm mối liên quan với sự cố cục máu đông. Giám đốc điều hành EMA Emer Cooke nói tại cuộc họp báo: “Đây là một loại vắc xin an toàn và hiệu quả” .
“Lợi ích của nó trong việc bảo vệ mọi người khỏi COVID-19 , những nguy cơ liên quan đến Tu vong và nhập viện lớn hơn những rủi ro có thể xảy ra. Ủy ban cũng kết luận rằng vắc-xin không liên quan đến việc tăng nguy cơ của các sự cố huyết khối hoặc cục máu đông. … Chúng tôi vẫn không thể loại trừ chắc chắn ”. Cơ quan quản lý này cho biết họ sẽ tiếp tục nghiên cứu các mối liên hệ có thể có giữa tình trạng cục máu đông hiếm gặp và vắc xin, đồng thời tiếp tục cập nhật hướng dẫn về vắc-xin để giải thích những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
Việc đình chỉ không đồng nhất ở 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, một số quốc gia tiếp tục triển khai tiêm AstraZeneca trong các chiến dịch tiêm chủng của họ.
Trong bài đánh giá của mình EMA cho rằng : “Đây là những trường hợp hiếm gặp - khoảng 20 triệu người ở Vương quốc Anh và Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) đã được chủng ngừa tính đến ngày 16/3 và hiện mối liên hệ nhân quả giữa tình trạng đông máu với vắc-xin chưa được chứng minh, nó sẽ được phân tích thêm “.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết : “việc chủng ngừa COVID-19 sẽ không làm giảm bệnh tật hoặc Tu vong do các nguyên nhân khác. Cục máu đông là căn bệnh thường xuyên xảy ra. ”. WHO cho biết thêm rằng, phản ứng của một số quốc gia EU cho thấy “hệ thống giám sát vắc xin đang hoạt động và các biện pháp kiểm soát hiệu quả đã được thực hiện”. Tuy nhiên, WHO cũng nhắc lại rằng “lợi ích của vắc-xin AstraZeneca lớn hơn những rủi ro của nó và khuyến nghị tiếp tục tiêm chủng”.
Cơ quan quản lý dược phẩm của Vương quốc Anh cũng khuyến cáo mọi người nên tiếp tục tiêm vắc xin AstraZeneca.
Một số chuyên gia y tế đã đưa ra những lo ngại lớn hơn về việc tạm dừng sử dụng vắc xin này. Phát biểu vào đầu tuần này, Giám đốc EMA Cooke cho biết tổ chức này lo lắng rằng việc đình chỉ tiêm vắc xin có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với vắc xin.
Những lo ngại gần đây của một số quốc gia EU về hiệu quả của vắc-xin AstraZeneca đối với người cao tuổi đã xảy ra. Tuy nhiên, các quốc gia này sau đó đã quyết định tiếp tục sử dụng vắc xin này để tiêm chủng.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, “Tình hình dịch tễ đang trở nên tồi tệ hơn”. Tại châu Âu, việc phân phối vắc xin rất quan trọng từ cả khía cạnh y tế và kinh tế. “Chúng tôi nhận thấy đỉnh của làn sóng thứ ba đang hình thành ở các quốc gia thành viên và chúng tôi biết rằng chúng tôi cần phải đẩy nhanh tỷ lệ tiêm chủng,” bà Ursula von der Leyen cho biết thêm.
EU đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số trưởng thành vào cuối mùa hè này. Dữ liệu mới nhất được công bố cho thấy EU đang trên đà đạt được mục tiêu đó, với tình huống các công ty dược phẩm tôn trọng các hợp đồng giao hàng của họ trong 3 tháng tới và các quốc gia thành viên thành công trong việc sử dụng vắc xin.
(theo CNBC)
Chủ đề liên quan:
nCoV Sức khỏe toàn dân sức khỏe việt nam Viêm phổi cấp virus corona Virus corona Virus corona