Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

eMagazine Những “đôi dép mòn” rong ruổi về quê

(MangYTe) - Tiếng gọi của quê hương lúc này là động lực giúp họ vượt qua sự vất vả để về nhà, được ăn những bữa cơm đầy không khí gia đình sau bao tháng năm tha hương cầu thực, mưu sinh nơi đất khách.

Vì mưu sinh, hàng trăm người con phải xa quê, tha phương cầu thực. Khi dịch bệnh bùng phát, niềm hy vọng lớn nhất của họ là trở về quê, được sống cùng người thân của mình, ăn những bữa ăn ấm áp. Tiếng gọi của quê hương lúc này là động lực khiến họ vượt qua khó khăn, làm được những điều phi thường.

Ngày 4-10, giữa buổi trưa nóng như đổ lửa, dòng người đổ về quê càng lúc càng nhiều hơn, những chiếc xe chất đầy balo, túi xách, lỉnh kỉnh đồ đạc nối đuôi nhau. ai cũng vội vàng, nhanh chóng về quê càng sớm càng tốt. hòa vào dòng người đó có 1 chiếc xe đạp nhỏ đặc biệt. người mẹ gầy gò với những giọt mồ hôi ướt đẫm áo, một tay vừa bồng con nhỏ, tay còn lại điều khiển xe.

Thoạt nhìn không ai nghĩ rằng 2 mẹ con này đang về quê tránh dịch vì hành trang của họ quá đơn sơ. chiếc xe đạp chỉ có vỏn vẹn 1 túi xách nhỏ để đựng quần áo và tã lót cho con gái. dọc đường đi được người dân cho thêm ít sữa và vài trái cam để ăn dần. đó là tất cả hành trang của chị hồ mộng tý và con gái mang theo để về quê tri tôn, an giang.

Đến huyện Bình Chánh, TP HCM, chị Tý tấp xe vào vỉa hè có bóng mát để nghỉ mệt, vội vàng kiểm tra lại tã cho con sau 1 chặng đường dài, tranh thủ uống chút nước rồi lấy khăn lau mặt làm mát cho con.


Giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má cháy nắng, chị tý bộc bạch: "mình quyết định khăn gói trở về quê vì không còn khả năng trụ lại ở tp hcm, hơn 4 tháng nay cố gắng đăng ký xe về quê nhưng không có chuyến"

Số phận không may mắn khiến gia đình nhỏ của chị tý tan vỡ, chị một mình chăm sóc 2 con. chị chưa bao giờ nghĩ mình phải về quê bằng xe đạp. mất việc làm, không thể trả tiền trọ và mua sữa cho con. chị buộc lòng phải gửi đứa con lớn 7 tuổi cho bà ngoại nuôi giúp và ôm con gái nhỏ đi về quê. lòng đau thắt khi mẹ phải xa con!

Những vòng bánh xe lăn chậm dọc theo tuyến Quốc lộ 1, người mẹ vừa chạy xe vừa à ơi dí dầu ru con ngủ. Mới chỉ hơn 1 tuổi nhưng dường như hiểu được khó khăn, đứa con gái ngoan ngoãn ngủ ngon trong vòng tay ấm áp của mẹ.

"dịch bệnh nên ai cũng khó khăn, tôi còn có xe đạp về quê là may mắn hơn bao người rồi. tình người miền tây quý lắm, mẹ con tôi không cô đơn về quê một mình, còn có những người đồng hương khác hỗ trợ. một hộp cơm, một lốc sữa, vài câu động viên cũng giúp tôi có niềm tin nhiều hơn" – chị tý vừa đi vừa chia sẻ.

Ngày chưa có dịch, chiếc xe đẩy cùng chị Nguyễn Thị Hường rong ruổi khắp các ngõ hẻm TP HCM để buôn bán, kiếm tiền nuôi con ăn học. Khi dịch bệnh kéo dài, chiếc xe đẩy trở thành bạn đồng hành đưa mẹ con chị về Châu Đốc, An Giang. Chiếc xe không khác gì ngôi nhà nhỏ, có nồi, quạt, gạo, mùng mền…, khi nào mệt quá thì chị tấp vào trải bạt ra nghỉ. May mắn tìm được nhà dân tốt bụng thì họ cho vào tắm, nếu không thì chị vào cây xăng tắm nhờ.

Trên đường đi, nhìn thấy vợ chồng chị mến vác balo đi bộ về quê kiên giang, chị hường cùng con gái đã "mời" đôi vợ chồng trẻ cùng đồng hành. toàn bộ balo và túi xách của vợ chồng chị mến đều để lên hết trên xe đẩy. cứ thế, họ thay phiên nhau đẩy chiếc xe nhỏ trên cả đoạn đường dài…

Chưa bao giờ tình người miền Tây được thể hiện như lúc này, họ yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Nếu không nói ra chắc mọi người sẽ lầm tưởng đây là 1 gia đình cùng nhau về quê. Từ những người xa lạ, giờ đây họ trở thành người nhà, họ cùng ăn chung, cùng ngủ chung, cùng đồng hàng trăm cây số.

Chị Hường bày tỏ: "Đường còn dài lắm, tôi may mắn có chiếc xe để chất đồ đạc, chứ nếu mang vác từng ấy số đồ trên vai thì sao chịu nổi. Đi đông vui, trò chuyện dọc đường cũng đỡ mệt hơn. Mình đã khổ còn có người khổ hơn, đùm bọc nhau để cùng trở về nhà".

Khó khăn là thế nhưng chị Hường vẫn lạc quan, truyền động lực cho mọi người: "Tiền có thể kiếm lại được chỉ cần mình có sức khỏe, dịch bệnh chắc chắn sẽ qua nhanh thôi. Với tôi, chiếc xe đẩy bây giờ là vật bất ly thân, chỉ cần có chiếc xe này, khi dịch bệnh qua đi, tôi có thể buôn bán, rồi con gái tôi sẽ được đến trường".

Giữa trưa nắng, nhìn thấy gia đình gồm 5 người đang đi bộ, chúng tôi ngỏ ý mời cả nhà vào nghỉ chân tại 1 quán nước ven đường. Bé Vy, đứa con gái lớn của anh Tùng Em, không dám gọi nước vì sợ không có tiền trả. Sau khi biết tiền nước hoàn toàn miễn phí thì cô bé vội cầm ly nước cam hút 1 hơi thật dài cho đã khát.

Sau hơn 1 tháng điều trị Covid-19, gia đình anh Tùng Em (quê ở Đồng Tháp) không còn tiền để tiếp tục ở lại TP HCM. Anh cho biết sau khi hay tin được trở về quê, ngay lập tức gia đình anh nhanh chóng gom đồ đạc, mượn thêm ít tiền. Trong suốt thời gian qua có lẽ đây là tin vui nhất mà anh nhận được. Anh gom góp mua được 1 chiếc xe đẩy với giá 600.000 đồng từ một người bán ve chai. Chiếc xe chất đầy đồ đạc, nặng nề di chuyển chậm chạp. Những lúc buồn ngủ, chiếc xe lại trở thành chiếc giường tạm bợ cho các con anh có được giấc ngủ ngon.

Do phải đi bộ quá nhiều khiến những đôi dép mòn dần đi. Cầm đôi dép của con, anh Tùng Em vừa đập đập để đất cát rơi ra, vừa hài hước nói: "Có ai muốn cạo râu không? Đôi dép này cạo râu được nè". Mấy đứa con cười khúc khích, cùng nhau so xem dép ai mỏng hơn. Tiếng cười trẻ nhỏ xua tan đi bầu không khí ảm đạm lúc đó.

Vợ chồng anh Tùng Em có 3 người con, trong đó bé Vy là con lớn, năm nay học lớp 8. Nhà nghèo không có tiền mua điện thoại học online, nhập học từ lâu mà Vy không thể học được. Về đến quê nhà, Vy và 2 em có thể mượn điện thoại của người thân để học online.

Khi hỏi về chuyện học tập, Vy rưng rưng nước mắt vì nhớ bạn bè và trường lớp, Vy bộc bạch: "Thầy giáo ở quê cũng biết chuyện gia đình em đi bộ về. Tuy không học online với mọi người được nhưng nhờ có bạn bè và thầy giáo giúp đỡ nên em cũng không bị mất bài nhiều, khi nào mượn được điện thoại thì em chép bù lại bài còn thiếu".

Vợ chồng anh tùng em tự hứa với lòng, dù có khó khăn như thế nào cũng phải để 3 đứa con ăn học đến nơi đến chốn. về quê có người thân chắc chắn con cái sẽ được ăn uống đầy đủ và học hành đàng hoàng hơn.


Chia tay chúng tôi, gia đình anh tùng em tiếp tục hành trình về với đồng tháp. trên con đường nhộn nhịp ấy, bóng họ xa dần. có lẽ đây là lần về quê đáng nhớ nhất của người dân miền tây. thầm cảm ơn các tỉnh, thành đã dang rộng vòng tay đón những đứa con xa quê trở về.

Cập nhật: Khuya 4-10, mẹ con chị Tý cho biết đã được người dân và lực lượng công an hỗ trợ đến địa phận tỉnh Vĩnh Long để nghỉ ngơi. Gia đình anh Tùng Em cũng may mắn được người dân chở về đến quê nhà ở tỉnh Đồng Tháp. Còn chị Hường và bé Linh đang nghỉ chân tại địa phận tỉnh Long An.

Thực hiện:

HUẾ XUÂN - NGUYÊN LÂM

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/thoi-su/emagazine-nhung-doi-dep-mon-rong-ruoi-hang-tram-cay-so-ve-que-20211005142111996.htm)

Tin cùng nội dung

  • Gần tết, nhiều chuyến xe miễn phí xuất phát từ TP.HCM đã mở ra cho người lao động nghèo, sinh viên đăng ký về quê ăn tết. Những chuyến xe ấm lòng này giúp các hoàn cảnh khó khăn có tết sum họp ấm áp.
  • (MangYTe) Đời người ai mà không có lúc gặp phải khốn cùng. 10 cách vượt qua khó khăn dưới đây biết đâu sẽ phần nào giúp bạn tìm lại bản thân trong sóng gió.
  • Trong cuộc sống, không phải cứ trốn tránh những khó khăn là cách hay, sẽ khiến những nỗi đau trở nên sâu sắc hơn. Hãy mạnh dạn đối mặt với những khó khăn ấy và tim cách khắc phục!
  • (MangYTe) - Đó là tình cảnh của em Lê Thị Thắm, học sinh lớp 12A4, Trường THPT Đông Sơn 1, huyện Đông Sơn khi em sinh ra đã không có đôi tay. Vượt lên số phận, em cũng sắp đạt được ước mơ vào đại học của mình. Nhưng phía trước em còn đầy chông gai khi trong người mang nhiều bệnh tật, gia đình quá nghèo không có khả năng chạy chữa cho em…
  • Ơ, có ai bán vé ở đây không nhỉ? Bán cho tôi một cái vé về tuổi thơ với. Để đến ga đó, tôi có thể trở lại thành một cô gái bé nhỏ, vô lo vô nghĩ suốt ngày chạy nhảy rồi ca hát mấy bài hát nhỏ mà tự mình nghĩ ra.
  • Như bao con sông khác, sông Thương chảy qua địa phận các huyện Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) cũng mang lại cho người dân ven nó nguồn thủy sản.
  • Một trong những căn bệnh lạ về da được dư luận nhắc nhiều trong thời gian gần đây là bệnh Harlequin ichthyosis (bệnh vảy cá), gọi tắt là HI. Căn bệnh di truyền hiếm gặp, thường thấy ở trẻ nhỏ và nhóm người trẻ tuổi, làm cho da cứng dày, kèm theo những vết nứt sâu gây đau rát, dễ nhiễm trùng, mất nước và nhiều hệ lụy khác.
  • Sự thật là khi một người đàn ông tìm thấy người mà anh ta biết sẽ dành phần còn lại của cuộc đời bên cạnh để chở che, anh ấy sẽ làm mọi điều để khẳng định tình cảm của mình.
  • Trước khi kết hôn, các cặp đôi nhất định nên làm một số việc sau để ngọn lửa tình yêu có thể thắp sáng đến tận cuối cuộc đời.
  • Trong quãng đời làm bác sĩ tâm thần, tôi cũng có nhiều kỷ niệm buồn vui xen kẽ. Có một kỷ niệm buồn khiến tôi cứ nhớ mãi. Đó là trường hợp một anh bộ đội, nhân viên của Học viện Quân y bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực đã được tôi điều trị. Kết quả điều trị khá tốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY