Tin y tế hôm nay

Tin y tế

eMagazine Trở lại “nơi hồng tâm cuộc chiến”

(MangYTe) -Ngày tôi trở lại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM đối đầu với Covid-19 gần tròn 1 năm 9 tháng, trong đó có 4 tháng trở thành tầng cao nhất trong làn sóng dịch bệnh đang bủa vây TP HCM.

Nơi đây, mà tôi đã gọi là "nơi hồng tâm cuộc chiến" trong bài phóng sự từ tháng 3-2020, từng được biết đến với nhiều bệnh nhân hồi sinh ngoạn mục, nhiều nghiên cứu khoa học đặc sắc. Nhưng đằng sau đó, còn một cuộc chiến âm thầm khác: săn sóc bệnh nhân, bởi ai đã vào đến đây, nếu không mê man thì khó lòng tự chủ trong mọi sinh hoạt.

Theo chân bác sĩ Phạm Thị Ngọc Dung của Khoa Nội A vào một khoa mới gọi là Nhiễm B-Nội A, phối hợp giữa 2 khoa từ ngày chuyển đổi công năng, tôi bước vào một trong những khoa bệnh "ít nặng" nhất. Đối với BV "tầng 3", đó là các bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp thông qua oxy mũi hoặc oxy mask.

Bữa trưa bệnh viện bắt đầu lúc 11 giờ, khi các điều dưỡng đẩy xe thức ăn và phân phát cho mọi người cơm hoặc cháo tùy theo tình hình sức khỏe, yêu cầu điều trị.

Sau đó là bữa trưa vội của các bác sĩ, điều dưỡng, mỗi người một hộp cơm, tự tìm một góc, sau đó nghỉ ngơi bằng cách... tranh thủ sắp xếp lại Thu*c.

Một bữa ăn đặc biệt khác diễn ra ở khoa hồi sức tích cực – chống độc trẻ em, với những cánh tay giơ cao của các điều dưỡng. bởi bệnh nhân ở đây, nay đã là những bệnh nhân lớn tuổi, đều phải thở máy nên chỉ có thể ăn qua sonde dạ dày.

Phần ăn xay mịn thành dung dịch và phần sữa của họ được đóng vào những chiếc ly cùng kích cỡ, mà các điều dưỡng phải rót chậm rãi vào bình đong thể tích, kiên nhẫn từng người một.

Đó chỉ là một phần của chuỗi công việc khổng lồ ở một bệnh viện mà khoa phòng nào cũng toàn người đang được kết nối với các thiết bị hô hấp đủ mọi hình thức, mọi công đoạn ăn uống, vệ sinh, tập vật lý trị liệu... đều là việc của nhân viên y tế. Ở những khoa phòng có bệnh nhân tương đối "khỏe mạnh" như Nhiễm B-Nội A, việc phải canh chừng bệnh nhân không tự tháo thiết bị hỗ trợ oxy ra, không ở quá lâu trong nhà vệ sinh, cố tập thể dục... cũng là thử thách.

Sau ngày chuyển đổi công năng toàn viện thành nơi điều trị covid-19 không lâu, bệnh viện bị phong tỏa trong 2 tuần khi xuất hiện một chùm ca trong nhân viên bệnh viện, được trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hcm (hcdc) xác định do nguồn lây từ bên ngoài. nhưng là phong tỏa cùng với hơn 130 bệnh nhân covid-19, trong đó có rất nhiều ca nặng. nên cuộc chiến vẫn diễn ra liên tục phía sau hàng rào, tập trung ở các khoa hồi sức tích cực – chống độc người lớn, nhiễm a, nhiễm d...

Một cuộc chiến khác diễn ra song song ở những khoa, phòng tạm chưa tham chiến. điều dưỡng trưởng nguyễn ngọc mai của khoa hồi sức tích cực – chống độc trẻ em cho biết đó là những ngày chị và các đồng nghiệp trong khoa tất bật chuyển đổi công năng thành một khoa điều trị cho 17 bệnh nhân người lớn.

Nhưng thời gian căng thẳng thực sự bắt đầu từ những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 buồn thương của TP. Bệnh viện mở cửa trở lại, đối đầu làn sóng.

"chúng tôi đã có một kế hoạch về nhân sự chi tiết đối với các điều dưỡng. tôi chọn điều dưỡng điều trị covid-19 dựa theo nhiều tiêu chí: ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc ở icu, trẻ tuổi, sức khỏe tốt, chưa có gia đình, sự tình nguyện và nhất là tính cẩn thận" – chị bùi thị hồng ngọc, trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện bệnh nhiệt đới, cho biết.

Nhưng rồi lần lượt mọi người phải ứng chiến. Chỉ còn một số người đang có thai, hay vì vài lý do đặc biệt được bố trí làm những công việc hành chánh. Đó là những ngày áp lực đè nặng lên khối điều trị khắp thành phố. Xe cấp cứu nối đuôi nhau chở bệnh nhân nặng đến bệnh viện tầng cao nhất này. Chị Hồng Ngọc không thể quên hình ảnh 2 nữ điều dưỡng đã ngất xỉu sau một đêm làm công tác nhận bệnh đầy áp lực...

Một mặt đi tìm thêm nhân sự để hỗ trợ, tìm cách chăm lo đời sống cho đồng đội, một mặt chị nói với họ: "Chúng ta chỉ còn một con đường để đi".

Vậy là nhiều người trong số họ, đã gần 4 tháng "cố thủ" cùng bệnh nhân.

Hình ảnh các tình nguyện viên được tập huấn trước khi trở thành các "trợ lý điều dưỡng" tương lai

Ở nơi "hồng tâm cuộc chiến" có những lực lượng đặc biệt đã dần tham chiến theo nhiều cách họ chưa từng thực hiện trước đây. Đó là những đội hỗ trợ đây đó, đến rồi đi, có người đã là điều dưỡng, có người là sinh viên năm 4. Đó là nhiều tình nguyện viên, vì nhiều lý do, trở thành phụ tá điều dưỡng.

"Mình trước đây cũng là điều dưỡng, làm ở một nơi khác nhưng đã nghỉ. Trong lúc tìm việc mới thì mình biết được thông tin tuyển tình nguyện viên. Nên giờ mình ở đây" – chị Châu Thị Ngọc Hà chia sẻ.

Theo điều dưỡng trưởng Bùi Thị Hồng Ngọc, thời gian qua, bệnh viện đã tập huấn và đưa vào "tham chiến" nhiều tình nguyện viên, có người là F0, có người chưa phải nhưng đã vượt qua được giới hạn của bản thân để tình nguyện làm việc ở bệnh viện tầng cao.

Những giọt nước mắt từ nhiều nữ điều dưỡng là điều tôi sẽ nhớ mãi sau cuộc phỏng vấn này, vì bệnh dịch đòi hỏi khoảng cách khiến chúng tôi phải nợ nhau những cái ôm.

Gạt bỏ hạnh phúc riêng, cố đè nén nỗi đau khi phải là người đưa tiễn nhiều bệnh nhân covid-19 nguy kịch, họ tìm một nguồn động viên, một hạnh phúc khác từ những người chiến thắng dịch bệnh. không biết tự bao giờ, những bệnh nhân xuất viện trở thành nguồn năng lượng cho các nhân viên y tế trụ vững giữa chiến trường "tầng cao nhất".

Khi tôi hỏi về cách chị đã sắp xếp cuộc sống để hầu như ở bệnh viện suốt 3 tháng qua, điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Hồng của Khoa Nhiễm B-Nội A bất ngờ bật khóc. Chị có 2 con, các cháu khóc rất nhiều ngày mẹ lên đường. Nhưng sau này, sau rất nhiều lần chị và gia đình cố khuyên các cháu phải giữ khoảng cách với mẹ mỗi lần chị tạt về thăm, các cháu cũng quen dần, thấy mẹ về là đứng xa. Lúc đó, chị cảm thấy tủi thân.

Nhưng rồi nụ cười cũng sớm xua tan giọt nước mắt khi câu chuyện xuôi về phía bệnh nhân. "Những ngày mà mình thấy những bệnh nhân lớn tuổi được khỏe mạnh thì rất là xúc động, rất vui. Bữa ông cụ lớn tuổi đi về, hình ảnh ấy đập vào mắt mình..."; "Ông Năm bữa đi về cũng vậy"; "Ừ, tám mươi mấy, chín mươi tuổi rồi đó"; "Rất vui, rất là vui" – điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Hồng và điều dưỡng trưởng khoa Nguyễn Tô Ái Bửu cùng trả lời phỏng vấn.

"trong những ngày căng thẳng nhất đó, điều đầu tiên chúng tôi phải làm là hợp sức lại với nhau, ai cảm thấy áp lực quá thì đồng đội đoàn kết mà nâng đỡ nhau lên, như vậy mình mới giúp được bệnh nhân. tinh thần mình phải vững thì mới củng cố được tinh thần bệnh nhân. bất cứ ai lay động, phải cố hướng về gia đình. nhân viên y tế cũng vậy mà bệnh nhân cũng vậy, cố gắng mau hết bệnh, mau hết dịch thì mới được về với gia đình" – chị nguyễn tô ái bửu nói thêm.

May mắn thay, ngày tôi trở lại nơi đây, cũng là nụ cười bắt đầu trở lại trên môi các nhân viên y tế. Là một bệnh viện tầng cao, họ vẫn đang sẵn sàng cho cuộc chiến có thể kéo dài hàng tháng nữa. Nhưng họ đã tìm được một hạnh phúc giản đơn: một tuần qua, bớt hẳn bệnh nhân nguy kịch.

Bài và ảnh:

ANH THƯ

Thiết kế:

NGUYÊN LÂM

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/emagazine-tro-lai-noi-hong-tam-cuoc-chien-20211002115501899.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn.
  • Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo, các sản phẩm testosteron theo đơn được phê duyệt chỉ dùng điều trị cho những người đàn ông có nồng độ testosteron thấp...
  • Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân...
  • Trung Quốc đang đề nghị nên có một lệnh cấm dùng ketamine trên toàn thế giới, bởi Thu*c đang được sử dụng “lậu” phổ biến tại cộng đồng theo mục đích sai trái.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY