Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

F0 tại Hà Nội trong nay, mai có thể tăng, người dân cần lưu ý gì?

Theo dự đoán số ca mắc mới có thể tăng và phải ít nhất sau 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội cùng với sự tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch của người dân Thủ đô thì số ca mắc sẽ giảm dần...
Người dân Hà Nội cần tuân thủ nghiêm chỉ thị giãn cách xã hội để dịch không bùng phát (ảnh minh hoạ) 

Sau 10 ngày thực hiện quyết liệt giãn cách số ca mắc sẽ giảm dần 

Trong những ngày qua, số ca dương tính mới với sars- cov- 2 tại hà nội vẫn có xu hướng tăng, cá biệt ngày 30/7, sở y tế đã ghi nhận 119 ca.  lý giải số ca mắc tăng, ông khổng minh tuấn, phó giám đốc cdc hà nội cho biết, số ca mắc tăng lên chứng tỏ đã đánh giá được đúng nguy cơ và đã rà soát được đúng các đối tượng, không để bị sót, lọt; đồng thời, các biện pháp chống dịch đã được tăng cường, đã phát huy hiệu quả.

Theo đó, sau 1 tuần hà nội thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 17, lực lượng y tế đã rà soát được gần hết các f0.

“do đó, những ngày này sẽ là những ngày gia tăng ca dương tính mới. theo dự đoán, hôm nay và ngày mai, số ca mắc mới sẽ có thể tăng. và phải ít nhất sau 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội cùng với sự tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch của người dân thì số ca mắc sẽ giảm dần”, ông tuấn nói.

Đánh giá đợt dịch mới này khó khăn hơn nhiều so với những đợt dịch trước đó. Bởi vì hiện nay, 29/30 quận, huyện, thị xã đều đã ghi nhận ca mắc. Các chùm ca bệnh đã xuất hiện rải rác từ quận đến huyện, từ khu vực nội thành đến ngoại thành.

Thậm chí, một số ổ dịch có diễn biến kéo dài như tại bệnh viện phổi hà nội; tại thôn thọ am (xã liên ninh, huyện thanh trì); tại phường nguyễn du (quận hai bà trưng); tại phường tân mai (quận hoàng mai)... đặc biệt, nhiều chu kỳ lây nhiễm (từ f1 thành f0 lây cho f2 và f2 thành f0 lây cho f3) đã xuất hiện trong một ổ dịch.

Phó giám đốc cdc hà nội cũng nhấn mạnh, điều lo lắng nhất  ở thời điểm này chính là nhiều ca nhiễm trong cộng đồng mà chưa phát hiện ngay. theo đó, trong đợt dịch này, nhiều ca mắc bệnh nhưng lại có triệu chứng không rõ ràng.

“Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí kể cả trong khu giãn cách, khu phong tỏa. Do đó, khi chỉ cần có biểu hiện nhỏ thay đổi về sức khỏe, người dân cần phải khai báo ngay cho cán bộ y tế địa phương để giám sát, lấy mẫu.

Có nhiều trường hợp, chỉ qua giám sát cộng đồng, qua triệu chứng ho, sốt, đã phát hiện dương tính với vi rút sars-cov-2”, ông tuấn lưu ý.

Bổ sung thêm về các giải pháp để ngăn chặn dịch bùng phát ở thủ đô, pgs.ts trần đắc phu - nguyên cục trưởng cục y tế dự phòng, cố vấn cao cấp trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng việt nam, cho rằng, thời gian qua, thông qua việc giám sát các trường hợp ho sốt, không cần yếu tố dịch tễ thì hà nội cũng đã phát hiện các ổ dịch trong cộng đồng và rải rác ở khắp các quận huyện.

Những trường hợp ho sốt này chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”. do đó, ông phu nhấn mạnh, dù số ca mắc chưa thật cao như tp.hcm và các tỉnh phía nam nhưng diễn biến dịch ở hà nội vẫn phức tạp.

Do đó, thời gian này người dân cũng như các cấp ngành của Thủ đô không được chủ quan, phải thực hiện giãn cách thật chặt thì dịch mới không bùng phát được.

“Giãn cách để ngăn chặn sự tiếp xúc với người bệnh, chúng ta phải tận dụng những cơ hội này.

Còn giãn cách không nghiêm, rào đường, rào phố nhưng trong vẫn tiếp xúc đông người, vẫn đi lại thì dịch vẫn có thể bùng phát. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác. Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp của chính quyền”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/f0-tai-ha-noi-trong-nay-mai-tiep-tuc-tang-nguoi-dan-can-luu-y-gi-291901.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY