Từ ngày 27/4 đến nay, bình dương đã ghi nhận hơn hơn 4.300 ca, trong đó có 300 bệnh nhân đã điều trị khỏi, 12 trường hợp Tu vong. hàng nghìn ca bệnh này được phát hiện tập trung chủ yếu ở 46 điểm dịch, chuỗi lây nhiễm có nguồn lây từ các ổ dịch tại tp. hồ chí minh với biến chủng delta.
Theo bác sĩ nguyễn hồng chương, giám đốc sở y tế bình dương, bình dương là địa phương tiếp giáp với tp hồ chí minh và các địa phương đang có dịch, có số lượng lớn công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, nên nguy cơ tiềm ẩn, phát sinh dịch là rất lớn.
Mặc dù ubnd tỉnh bình dương đã triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch, nhưng số ca bệnh vẫn gia tăng nhanh do không kiểm soát được nguồn lây từ tp hồ chí minh. đồng thời đã có sự lây nhiễm chéo trong các khu cách ly, khu phong tỏa và từ khu nhà trọ vào trong công ty và ngược lại.
Thời gian qua, bình dương cũng đẩy nhanh tốc độ tầm soát xét nghiệm trên diện rộng theo đề xuất của tổ công tác của bộ y tế, vì thế, số ca nhiễm được phát hiện ngày càng tăng cao. riêng sáng nay, theo thông tin từ bộ y tế, địa phương này ghi nhận thêm 657 ca nhiễm, nâng tổng số ca covid-19 tại đây lên 4.382 ca, tạo ra áp lực lớn cho hệ thống điều trị.
Có mặt tại bình dương từ những ngày đầu tiên hỗ trợ địa phương chống dịch, ths, bs nguyễn trọng khoa, phó cục trưởng cục quản lý khám, chữa bệnh cho biết, với tốc độ gia tăng ca nhiễm như hiện nay tại bình dương, tỉnh cần dự báo số ca bệnh covid-19 có thể tăng lên từ 8.000-10.000 trường hợp.
Con số 10.000 bệnh nhân tại một tỉnh là rất lớn vì thế tạo nên áp lực điều trị rất cao. Tỉnh cần phải có phương án cụ thể chuẩn bị cho kịch bản này. Nếu không có phương án trước rất dễ dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng, ông Khoa nói.
Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra trang thiết bị y tế tại cơ sở điều trị.
Tổ thường trực đặc biệt của bộ y tế đã đề nghị ban chỉ đạo phòng, chống dịch covid-19 của tỉnh nhanh chóng thành lập và kích hoạt tháp điều trị “3 tầng” để tối ưu hoá nguồn lực hiện có, phân loại và tập trung nguồn lực đúng trọng tâm.
Theo ông Khoa, về cơ bản, đoàn công tác của Bộ Y tế và tỉnh thống nhất phương án, đưa ra định hướng, lên phương án kế hoạch chi tiết triển khai.
Cụ thể, tầng đầu tiên là các cơ sở điều trị ban đầu. Tỉnh có thể trưng dụng các khu ký túc xá, trường học… Đối với những cơ sở ban đầu này chỉ tiếp nhận những F0 không triệu chứng. Dự kiến chiếm khoảng 40-50% số bệnh nhân. Tại đây, chưa cần thiết trang bị các hệ thống máy thở, ICU; nhân lực được bố trí khoảng 20-30% so với số người bệnh.
Tầng thứ hai là những cơ sở tiếp nhận điều trị bệnh nhân covid-19 triệu chứng nhẹ, hoặc vừa trên nền tảng có bệnh nền: tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư,… bệnh nhân covid-19 là trẻ em, người cao tuổi. những cơ sở này từ các cơ sở y tế được chuyển đổi thành bệnh viện thu dung điều trị covid-19 hoặc bệnh viện dã chiến. số bệnh nhân điều trị tại những cơ sở này khoảng 40-45%.
Để bảo đảm chăm sóc và điều trị cho người bệnh, tại đây cần trang bị các vật tư y tế, ô-xy và sơ cấp cứu ban đầu, bảo đảm xử trí các tình huống khẩn cấp hoặc cần chuyển viện cho người bệnh.
Tháp cao nhất trong mạng lưới là các trung tâm hồi sức dành cho điều trị những bệnh nhân covid-19 nặng (5-10% bệnh nhân). đây là nơi sẽ dốc nhiều nguồn vật lực và nhân lực nhất nhằm bảo vệ tối đa bệnh nhân. trung tâm hồi sức này công suất khoảng 500-1.000 giường. tại đây, 50-100 giường cần thiết lập hệ thống máy thở khí nén trung tâm, bảo đảm bệnh nhân có thể thở máy. tại đây cũng cần thiết lập hệ thống camera.
Hiện ngành y tế bình dương đang trưng dụng các cơ sở giáo dục để triển khai thành các cơ sở thu dung điều trị covid-19. tổng số giường điều trị hiện có khoảng 2.500 giường.
Mới đây, tỉnh đã khai trương bệnh viện dã chiến với quy mô 1.500 giường và đi vào hoạt động ngày 20/7, nâng công suất giường điều trị covid-19 lên 4.000 giường. ngành y tế cũng đang tiếp tục khảo sát và xây dựng các phương án nâng công suất giường điều trị.
Ông Nguyễn Trọng Khoa cho biết, trong chiến lược tháp “3 tầng” cần có đội ngũ nhân lực bảo đảm. Toàn bộ nhân lực tại các tầng này đều phải bám sát tình hình của bệnh nhân để kịp thời chuyển viện đến tầng cao hơn khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng.
Ông khoa lưu ý, đặc biệt, nhân lực ở tầng thứ 3 tại các trung tâm hồi sức covid-19 phải là những nhân sự có kinh nghiệm điều trị, nhân sự tinh nhuệ có thể thiết lập hệ thống thở máy, chạy ecmo…
Tại đây, tập trung những bệnh nhân nặng, do đó ngoài lực lượng bác sĩ tinh nhuệ cần đội ngũ điều dưỡng. trung bình một bệnh nhân covid-19 nặng cần 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng bảo đảm chăm sóc và điều trị 24/24, bảo đảm bảo vệ tối đa từng trường hợp bệnh nặng, ông khoa nhấn mạnh.
Về các khối nhân lực này, hiện nay ngành y tế tỉnh bình dương đang nỗ lực đảm trách đồng thời có sự phối hợp từ khối y tế tư nhân. đặc biệt, tỉnh đang nhận được sự chi viện nhân sự từ nhiều tỉnh, thành phố khác như hải phòng, hải dương, hà nội…
Theo ông dương chí nam, phó cục trưởng cục quản lý môi trường y tế, tổ thường trực đặc biệt của bộ y tế, để vận hành tốt chiến lược tháp “3 tầng” và đạt hiệu quả cao trong chống dịch, bình dương cần thiết lập hệ thống điều phối.
Theo đó, lực lượng nhân sự đảm trách công tác này sẽ nhận diện mức độ bệnh và chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị ban đầu; năm bắt tình hình tại các cơ sở điều trị và cơ sở tuyến trên để điều phối chuyển tuyến đúng cho bệnh nhân khi cần. Ngoài ra, tỉnh cần nhanh chóng thiết lập đường dây nóng tư vấn cho người bệnh.
Ngày hôm nay, tổ thường trực đặc biệt của bộ y tế cũng yêu cầu bình dương tiếp tục trưng dụng đội ngũ y tế các bệnh viện ngoài công lập cho công tác điều trị. tỉnh nhanh chóng thống kê con số nhân lực cụ thể và phương án nhân lực cho trường hợp có 10.000 ca f0 để bộ y tế có phương án hỗ trợ nhân lực.
Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan