Hàng đêm, lin qing (65 tuổi) chỉ lặp đi lặp lại một giấc mơ: người chồng đang điều trị hồi sức hậu covid-19 cố rút ống thở với ý đồ tự sát.
Mỗi lần như vậy, bà thường giật mình tỉnh giấc, hoảng loạn nhìn về phía giường bệnh để chắc chắn bạn đời vẫn còn thở, vẫn từng ngày giành giật sự sống.
Bước sang năm mới, bóng ma đại dịch từng bao trùm lên xứ tỷ dân đang dần tan biến. Bất chấp các đợt bùng phát nhỏ lẻ, cảnh phong tỏa cục bộ nay không còn, người dân bắt đầu làm quen với lối sống "bình thường mới".
Nhưng với lin qing và nhiều người từng mắc covid-19 ở vũ hán, nỗi đau vẫn đeo bám dai dẳng.
Hậu dịch bệnh, những người từng mắc covid-19 và gia đình phải đối diện với nhiều khó khăn trên chặng đường bình phục. ảnh: people visual. |
Ngày 25/1/2020, cuộc sống bình dị của vợ chồng Lin Qing hoàn toàn đảo lộn. "Tôi đang ngồi ngoài phòng khách xem thời sự về dịch bệnh thì nghe tiếng chồng thất thanh trong bếp. Khi tôi chạy vào, ông ấy đã bất tỉnh trên sàn rồi", bà kể với Sixth Tone.
Cả 2 vợ chồng đều được chẩn đoán dương tính với SARS-CoV-2, phải điều trị ở 2 bệnh viện khác nhau do quá tải bệnh nhân. 4 tháng sau, họ mới được hội ngộ. Trái với tình trạng sức khỏe ổn định của bà, người chồng 70 tuổi vẫn phải nằm viện dù không còn virus trong cơ thể.
Theo Sixth Tone, dịch bệnh đã hủy hoại cơ thể chồng Lin. Ông chịu tổn thương nghiêm trọng ở não bộ, không thể nói chuyện hay đi lại, chỉ có thể dựa vào máy thở và ống dinh dưỡng để tồn tại.
"Ban đầu, chồng tôi vẫn tỉnh táo, vui mừng khi thấy vợ con tới thăm sau khi ra khỏi phòng Chăm sóc Tích cực. Nhưng ít ngày sau, ông ấy không thể nói được nữa. Tôi nghĩ ông ấy cố gắng chờ đợi chúng tôi, rồi buông xuôi vì kiệt sức", Lin Qing nói.
Không chịu bỏ cuộc, người phụ nữ 65 tuổi vẫn kiên trì chăm sóc bạn đời bên giường bệnh. Suốt 6 tháng qua, có những lúc bà rơi vào tuyệt vọng.
"Cả trái tim và cơ thể tôi đều kiệt quệ. Đôi khi, tôi nghĩ nếu cửa sổ trong phòng lớn hơn một chút, có lẽ tôi sẽ nhảy xuống".
Dù không còn virus trong cơ thể, nhiều bệnh nhân từng mắc covid-19 phải vật lộn với di chứng. ảnh: people visual. |
Câu chuyện nhà lin qing là tình trạng chung của nhiều mảnh đời ở xứ tỷ dân - người được xác nhận khỏi covid-19 nhưng vẫn chật vật với di chứng.
Sau 76 ngày phong tỏa, thành phố vũ hán đóng cửa các bệnh viện dã chiến, tuyên bố không bệnh nhân nào bị bỏ lại. từ đó tới nay, dữ liệu chính thức về số người đang điều trị hậu covid-19 chưa được công bố.
Ủy ban y tế thành phố từ chối yêu cầu bình luận của Sixth Tone về vụ việc. Bệnh viện Số 1 Vũ Hán, nơi tiến hành chữa trị ngoại trú cho bệnh nhân từng mắc virus corona chủng mới, cũng từ chối trả lời phỏng vấn.
Truyền thông không chú ý, cơ quan chức năng lảng tránh khiến những người đồng cảnh với vợ chồng lin qing cảm thấy bất an về tương lai. bên cạnh nỗi lo về sức khỏe, họ còn sợ cả nhà sẽ phá sản vì không thể chi trả hóa đơn y tế.
Điển hình, gia đình bà Lin đã nhận hóa đơn viện phí lên đến 46.500 USD, chưa bao gồm các phụ phí khác như tiền thuê hộ lý, thực phẩm bồi bổ... Vài tháng trước, Lin phải bán nhà để chạy chữa cho chồng.
Nhiều người dân vũ hán khác cũng gặp khó khăn tương tự. chia sẻ với sixth tone, wang yingying (36 tuổi) nói cha cô vẫn đang nằm viện sau khi hồi phục covid-19 vì di chứng nhiễm trùng phổi.
"Với mọi người, đại dịch đã qua khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Nhưng với gia đình tôi, nó vẫn đang ngày ngày ăn mòn cuộc sống", Wang nói.
Gia đình Wang rơi vào cảnh túng quẫn vì số tiền viện phí khổng lồ. Đầu tháng 4, cô vừa thanh toán khoản nợ gần 6.000 USD. Chỉ 5 tháng sau, bệnh viện lại hối thúc Wang chi trả phí điều trị đắt đỏ vì bảo hiểm y tế của cha cô đã hết hạn sử dụng.
Wang dự tính khoản tiền đó có thể lên tới 30.000 USD, nhiều hơn thu nhập một năm của cả gia đình. "Tôi không dám kiểm tra con số chính xác. Có lẽ, tôi sẽ không bao giờ trả nổi chỗ này".
Trong cao điểm dịch bệnh, chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách hỗ trợ viện phí cho tất cả bệnh nhân mắc Covid-19. Sixth Tone đưa tin, tính đến tháng 4/2020, khoản phí đó lên tới hơn 216 triệu USD, trong đó 2/3 chi phí được thanh toán qua hệ thống bảo hiểm y tế.
2 tháng sau, tong zhaohui - một chuyên gia cấp cao về kiểm soát bệnh dịch - trả lời phỏng vấn cctv rằng người bệnh không cần trả tiền cho việc điều trị hồi sức. tuy nhiên, các gia đình có người từng mắc covid-19 vẫn đang chờ đợi phản hồi và chính sách cụ thể từ chính phủ.
Một quan chức tại cơ quan quản lý an ninh y tế địa phương ở vũ hán trả lời sixth tone rằng khi bệnh nhân có kết quả âm tính, chính phủ sẽ ngừng chi trả chi phí điều trị.
Bóng ma đại dịch dần tan biến, song những hậu quả để lại vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Ảnh: People Visual. |
Do không có quy định cụ thể về mức độ di chứng hậu covid-19, viện phí của người bệnh được xử lý theo quy định thông thường. "chưa có tiêu chuẩn rõ ràng về di chứng của dịch bệnh. để làm điều đó, cơ quan chức năng cần có quá trình theo dõi lâu dài".
Nhiều trường hợp, nhân viên y tế chung tay quyên góp, tạo điều kiện thuận lợi để giúp gia đình bệnh nhân chi trả viện phí vì thương cảm cho cảnh ngộ của họ.
Lin cho biết mùa hè năm ngoái, một bệnh nhân khác được chuyển tới phòng của bà. Chồng của người này đã mất vì đại dịch, còn con gái ít khi tới thăm vì phải kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ.
Lin Qing kể: "May mắn thay, bệnh viện không vì khoản nợ mà ngừng điều trị cho bà ấy". Sau này, các bác sĩ và y tá đã quyên tiền mua bột protein và các vật dụng hàng ngày khác để giúp đỡ người bệnh kia.
Theo ZingNews
Chủ đề liên quan:
bốn phương COVID_19 covid-19 mắc Covid-19 người Vũ Hán từng mắc COVID-19 những người viện phí Vũ Hán