Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị

Ghẻ lở là một dạng tổn thương da nghiêm trọng xảy ra do sự xâm nhập và phát triển của bọ ve Sarcoptic scabies, thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch suy yếu

Ghẻ lở còn được gọi là bệnh ghẻ Na Uy. Đây một dạng tổn thương da nghiêm trọng xảy ra do sự xâm nhập và phát triển của bọ ve Sarcoptic scabies. Bệnh lý này chủ yếu tác động và làm ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu do sử dụng Thu*c steroid, hóa trị ung thư hoặc nhiễm HIV. Sau khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng, tổn thương da dạng phát ban, mề đay và xuất hiện các mụn nước nhỏ. Da có thể lở loét và viêm nhiễm khi những mụn nước này vỡ ra.

Ghẻ lở là gì?

Ghẻ lở là một dạng tổn thương da thường gặp có mức độ nghiêm trọng cao. Bệnh xảy ra do sự xâm nhập và phát triển của bọ ve Sarcoptic scabies. Chính vì thế về mặt tính chất, bệnh lý này được xếp vào danh sách các dạng nhiễm trùng da do ký sinh trùng.

Bệnh ghẻ chủ yếu tác động và làm ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu do sử dụng Thu*c steroid, hóa trị ung thư hoặc nhiễm HIV. Ngoài ra do cái ghẻ có khả năng di chuyển từ vùng da bệnh sang vùng da lành và lây lan người bệnh sang người khỏe mạnh nên bệnh ghẻ dễ dàng xuất hiện ở những người có tiếp xúc gần với mầm bệnh hoặc sử dụng đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ lở

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ lở là do sự xâm nhập và sinh sôi của ký sinh trùng ghẻ có tên sarcoptes scabiei hominis, trong đó chủ yếu là do ghẻ cái. bệnh không xảy ra do sự xâm nhập của ghẻ đực. điều này xuất hiện là do ghẻ đực thường ch*t sau khi giao hợp.

Cái ghẻ có kích thước trung bình khoảng 0,3mm, có 4 đôi chân. Vì rất nhỏ nên thường rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Chu kỳ sống của cái ghẻ khoảng 30 ngày ở trên và ở trong thượng bì, chúng không thể bay hay nhảy, chỉ di chuyển và đào hang.

Lớp sừng của thượng bì là nơi ký sinh của cái ghẻ. Chúng đẻ trứng vào ban ngày và đào hang vào ban đêm. Thông thường có khoảng 1 – 5 trứng được đẻ ra mỗi ngày. Sau 72 đến 96 giờ trứng sẽ nở thành ấu trùng. Cuối cùng trở thành con ghẻ trưởng thành sau 20 đến 25 ngày (5 – 6 lần lột xác).

Khi có điều kiện thuận lợi, ghẻ phát triển rất nhanh, một dòng họ có thể lên đến 150 triệu con sau 3 tháng. Ghẻ cái bò ra khỏi hang để tìm ghẻ đực và đào hang vào ban đêm khiến người bệnh ngứa ngáy nghiêm trọng. Đây chính là thời điểm dễ lây truyền nhất. Nguyên nhân là do bệnh nhân bị ngứa nhiều, gãi dẫn đến cái ghẻ vương vãi ra giường chiếu và quần áo.

Bệnh ghẻ lở lây lan như thế nào?

Bệnh ghẻ lở cũng như ghẻ cái thường lây cho người khỏe mạnh do nằm chung giường, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là mặc chung quần áo. ngoài ra bệnh có thể lây qua tiếp xúc da – da khi tiếp xúc gần hoặc quan hệ T*nh d*c. do đó bệnh lý này có thể trở thành ổ dịch ở những khu vực sinh hoạt tập thể như vùng dân cư đông đúc quân đội, nhà trẻ, trại giam, nhà ở chật hẹp…

Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ lở

Thông thường các triệu chứng của bệnh ghẻ lở sẽ xảy ra sau khi bị nhiễm ghẻ từ 4 đến 6 tuần. khi đó người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện khó chịu sau:

    Tổn thương da dạng phát ban, mề đay: Sau khi xâm nhập, cái ghẻ có thể gây ra những tổn thương da ở dạng phát ban, hình thành các mảng mề đay, những mụn nước nhỏ dưới da và vết cắn nhỏ. Đố với những trường hợp nặng, trên da sẽ nổi những mụn nước to tập trung ở nhiều vị trí trên cơ thể, mụn nước đôi khi có hình dáng như mụn nhọt
  • Nổi mụn nước và lở loét: Mụn nước nổi trên bề mặt da với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Sau khi mụn nước vỡ sẽ hình thành những vết loét, có dịch màu vàng hoặc rỉ máu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ngứa ngáy dữ dội: Những tổn thương da thường xuất hiện đồng thời với tình trạng ngứa ngáy. Đặc biệt cơn ngứa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, đây là thời điểm cái ghẻ bò ra khỏi hang. Tình trạng lở loét và tổn thương da sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh gãi ngứa hoặc chà xát mạnh.
  • Trên da xuất hiện những vệt dày hoặc mỏng: Những vệt dày hoặc mỏng chủ yếu xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp. Tình trạng này xảy ra là do cái ghẻ bám vào da, đào hang và đẻ trứng bên trong. Thông thường những vệt dày hoặc mỏng trên da sẽ có màu xám trắng. Các vệt da trông rất mỏng nếu chỉ có một vài con. Ngược lại nếu ký sinh trùng ghẻ sinh sôi mạnh, đào nhiều hang và chứa hàng trăm con ghẻ thì những vệt này sẽ có màu sẫm và trông dày hơn. Khi đó các biểu hiện như ngứa ngáy, lở loét và tổn thương da cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những vị trí bị ảnh hưởng

Những tổn thương da do bệnh ghẻ lở thường xuất hiện ở vùng mông, quanh rốn, hai chân, cùi tay, lòng bàn tay, kẽ ngón tay và ngấn cổ tay. ngoài ra ở một số trường hợp khác, những tổn thương da còn xuất hiện ở quy đầu và thân D**ng v*t đối với nam giới và ở núm vú đối với nữ giới, lòng bàn chân, cổ, tay và đầu ở trẻ em.

Mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ lở

Nếu không sớm áp dụng các phương pháp điều trị ghẻ lở, một số biến chứng dưới đây có thể xuất hiện:

    Nhiễm trùng da: Lở loét da và nhiễm trùng da thứ cấp xảy ra khi bệnh nhân gãi nhiều do ngứa.
  • Bệnh chốc lở: Thông qua những vết trầy xước khi gãi, vi khuẩn streptococci hoặc tụ cầu khuẩn staphylococci có thể tấn công và gây bệnh chốc lở.
  • Viêm cầu thận cấp: Sau khi bị nhiễm khuẩn do bệnh ghẻ lở, bệnh viêm cầu thận cấp sẽ xuất hiện.
  • Viêm da, chàm hóa: Bệnh nhân gãi nhiều do bệnh ghẻ không được kiểm soát, xảy ra kéo dài khiến da xuất hiện nhiều mụn nước, viêm và dẫn đến chàm hóa.

Phân biệt ghẻ lở và bệnh hắc lào

Cả bệnh ghẻ lở và bệnh hắc lào đều là những tổn thương da thường gặp. bệnh ghẻ lở (bệnh ghẻ) được xác định là tổn thương da gây ra bởi sự xâm nhập của sarcoptic scabies (ký sinh trùng ghẻ). trong khi đó, bệnh hắc lào lại là một trong những dạng nhiễm trùng da xuất hiện do sự xâm nhập của vi nấm thuộc nhóm dermatophytes.

Xét về mặt tính chất, bệnh hắc lào là tình trạng nhiễm trùng da do vi nấm. bệnh ghẻ là là tình trạng nhiễm trùng da do ký sinh trùng. do có đặc điểm và tính chất khác nhau nên quá trình điều trị và các phương pháp khắc phục ghẻ lở và hắc lào cũng khác nhau. tuy nhiên các triệu chứng và biểu hiện thực thể của hai bệnh lý này tương đối giống nhau nên khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn.

Dưới đây là một số cách giúp phân biệt bệnh ghẻ lở và bệnh hắc lào:

Biểu hiện thực thể

Bệnh ghẻ lở

    Đặc điểm: Bệnh ghẻ gây ra những tổn thương da dạng phát ban và mề đay, có xuất hiện mụn nước nhỏ trên da. Những khu vực có da bị tổn thương thường có màu đỏ đậm hoặc màu đỏ tươi. Tuy nhiên sau một thời gian nhất định, tổn thương da sẽ hình thành vết trợt, sẩn, mụn mủ, sẹo thâm.. hoặc có dấu hiệu bội nhiễm và chàm hóa

Bệnh hắc lào

    Đặc điểm: Tổn thương da do bệnh hắc lào có hình tròn trông giống như đồng tiền nên được gọi là bệnh lác đồng tiền. Khu vực có da bị nhiễm nấm thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng, bề mặt da khô ráo, nổi mụn nước nhỏ xung quanh, có thể bong vảy nhẹ. Giống như bệnh ghẻ, tổn thương da do bệnh hắc lào thường bị chàm hóa nếu không sớm kiểm soát.
  • Vị trí tổn thương: Bụng, ngực, bẹn, tay chân.

Triệu chứng cơ năng

Ngứa ngáy và khó chịu chính là triệu chứng cơ năng của cả bệnh ghẻ và bệnh hắc lào. Tuy nhiên có sự khác biệt rõ ràng về tính chất của triệu chứng này.

    Bệnh ghẻ lở: Ngứa nhiều và chủ yếu xảy ra vào ban đêm.
  • Bệnh hắc lào: Mức độ nghiêm trọng của cơn ngứa do bệnh hắc lào thường nhẹ hơn bệnh ghẻ, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Mức độ ngứa sẽ tăng lên khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

Mức độ ảnh hưởng

Bệnh ghẻ có tiến triển phức tạp, nếu không được kiểm soát bệnh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó bệnh hắc lào có mức độ nhẹ, tiến triển không phức tạp và hiếm khi gây biến chứng.

    Bệnh ghẻ lở: Nếu có nhiễm khuẩn, bệnh ghẻ lở sẽ gây viêm cầu thận. Ghẻ giản đơn gây chàm hóa và viêm da.
  • Bệnh hắc lào: Viêm da nhiễm khuẩn là biến chứng chủ yếu.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh ghẻ lở

Rất khó để có thể quan sát cái ghẻ bằng mắt thường. Tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa có thể dựa vào tổn thương thực thể và triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra bác sĩ có thể cạo và lấy một mẫu da ở khu vực bị tổn thương, sau đó soi dưới kính hiển vi để tìm kiếm sự tồn tại của ký sinh trùng ghẻ, trứng và phân.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ lở

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh ghẻ lở, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số biện pháp điều trị dựa vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng và nguyên tắc chung khi điều trị bệnh ghẻ.

1. Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ

    Bệnh ghẻ cần được xét nghiệm chẩn đoán và chữa trị càng sớm càng tốt.

2. Sử dụng Thu*c điều trị bệnh ghẻ lở

Sử dụng Thu*c bôi hoặc Thu*c uống là phương pháp chính trong điều trị bệnh ghẻ. những loại Thu*c điều trị bệnh ghẻ lở thường được sử dụng gồm:

Thu*c điều trị tại chỗ 

    Kem Crotamiton 1%: Crotamiton 1% có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh ghẻ, giúp cải thiện cơn ngứa. Sử dụng Thu*c với liều 30 gram/ lần, ít được sử dụng cho trẻ em.
  • Kem Permethrin 5% (Elimite): Kem Permethrin 5% (Elimite) có tác dụng điều trị bệnh ghẻ lở do bọ ve, mạt và loại bỏ trứng của chúng. Loại Thu*c này có thể dùng được cho trẻ em trên 2 tháng tuổi.
  • Kem Lindane: Kem Lindan được sử dụng ngắn hạn để điều trị bệnh ghẻ cho những trường hợp không có đáp ứng tốt với các loại kem bôi khác. Tuy nhiên loại Thu*c này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên không được chỉ định cho trẻ sinh non, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai và những người có tiền sử bị co giật.
  • Benzyl benzoate 33%: Sử dụng Benzyl benzoate 33% để tiêu diệt cái ghẻ và giảm ngứa
  • Keratolytic: Keratolytic được sử dụng kết hợp với Benzyl benzoate để điều trị bệnh ghẻ cho những trường hợp nặng.
  • Kem Calamine hoặc Pramoxine: Kiểm soát cơn ngứa là tác dụng chính của kem Calamine và Pramoxine. Thông thường cơn ngứa sẽ thuyên giảm đáng kể khi dùng Thu*c với liều 4 lần/ ngày.
  • Thu*c mỡ lưu huỳnh 5 – 10%: Do có độ an toàn cao nên Thu*c mỡ lưu huỳnh 5 – 10% có thể được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
  • Kem steroid: Kem steroid có tác dụng giảm ngứa da và giảm sưng.

Thu*c kháng histamin

Thu*c kháng histamin được sử dụng với mục đích kiểm soát cơn ngứa phát sinh do bệnh ghẻ lở. Những loại Thu*c kháng histamin được sử dụng phổ biến gồm:

    Allegra

Buồn ngủ là tác dụng phụ thường gặp của Thu*c kháng histamin. Vì thế người bệnh cần lưu ý về việc sử dụng Thu*c khi đang lái xe hoặc làm những công việc đòi hỏi tính tập trung cao.

Thu*c kháng sinh

Nếu bệnh ghẻ lở tiến triển nghiêm trọng, xuất hiện đồng thời với tình trạng viêm và nhiễm trùng, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng kháng sinh dạng Thu*c bôi hoặc Thu*c mỡ để tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tình trạng viêm. tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc khi đưa Thu*c kháng sinh vào quá trình điều trị bệnh ghẻ.

Thu*c Ivermectin (Stromectol)

Thu*c ivermectin (stromectol) là Thu*c điều trị bệnh ghẻ được bào chế dưới dạng viên uống. việc sử dụng loại Thu*c này sẽ mang đến hiệu quả điều trị toàn thân nên chỉ dùng cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch bị ghẻ lở toàn thân và những người không có đáp ứng tốt với Thu*c điều trị tại chỗ.

Tuy nhiên chống chỉ định dùng Thu*c Ivermectin cho những trường hợp sau:

    Trẻ em gầy yếu, có cân nặng dưới 15kg

Các loại Thu*c khác

Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thêm một số loại Thu*c điều trị sau:

    Viên vitamin B1, vitamin C

Việc điều trị với một số loại Thu*c có thể khiến cơn ngứa và tình trạng phát ban trở nên nghiêm trọng hơn. tuy nhiên điều này không có nghĩa là Thu*c không có tác dụng điều trị. đây chỉ là một phản ứng bình thường và có thể tự khỏi sau 4 tuần. ngoài ra để phòng ngừa tái phát do còn sót trứng ghẻ, bệnh nhân sẽ được yêu cần điều trị nhắc lại sau 7 đến 14 ngày.

3. Biện pháp giảm ngứa do bệnh ghẻ

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn cải thiện cơn ngứa, làm lành tổn thương da và hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ.

    Lô hội: Nhờ chứa thành phần là benzyl benzoate, gel lô hội có tác dụng làm dịu da, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, cải thiện cơn ngứa và hỗ trợ chữa ghẻ. Thoa gel lô hội lên da mỗi ngày 1 lần và để da khô tự nhiên.
  • Dầu cây trà: Dầu cây trà có tác dụng giảm ngứa và kháng viêm tự nhiên. Ngoài ra thành phần acaricidal trong loại dầu này còn có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt bọ ve. Vì thế bệnh nhân bị ghẻ lở có thể xịt dầu cây trà lên giường ngủ hoặc bôi lên da để chữa bệnh.
  • Hạt tiêu cayenne: Người bệnh có thể giảm đau và giảm ngứa cho bệnh ghẻ bằng cách thêm hạt tiêu cayenne vào các món ăn.
  • Dầu đinh hương: Các hoạt chất được tìm thấy trong dầu đinh hương có có khả năng kháng khuẩn và gây tê. Do đó tinh dầu này được bôi trực tiếp lên da để điều trị bệnh ghẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Lưu ý:

    Trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị tại nào, người bệnh cũng cần có sự tư vấn và cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp phòng ngừa mắc bệnh và ngăn ghẻ lở lan rộng

Để phòng ngừa mắc bệnh và ngăn ghẻ lở lan rộng, bạn cần lưu ý thực hiện một số biện pháp sau:

    Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm cái ghẻ. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị nhiễm bệnh, bạn cần chủ động cách ly để phòng ngừa lây lan.

Bệnh ghẻ lở là một tình trạng nghiêm trọng cần được kiểm soát càng sớm càng tốt để khắc phục bệnh, tránh gây biến chứng và phòng ngừa lây lan. vì thế ngay khi có nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên nhờ bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và hướng dẫn điều trị để ngăn ngừa phát sinh những vấn đề không mong muốn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ghe-lo)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY