Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da, bệnh xuất hiện do sự xâm nhập và phát triển của cái ghẻ. Vì thế bệnh có khả năng lây lan mạnh nếu không kiểm soát

Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da có khả năng lây lan mạnh mẽ. Đặc trưng của bệnh là những nốt mẩn đỏ có hình dạng như nốt muỗi chích kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Tình trạng này thường có xu hướng lan rộng khi người bệnh gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bệnh. Ghẻ xốn xảy ra do sự xâm nhập của ký sinh trùng. Do đó bệnh có khả năng lây nhiễm cao và dễ tái diễn nhiều lần.

Ghẻ xốn là gì?

Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da. Bệnh xuất hiện do sự xâm nhập và phát triển của cái ghẻ ( ký sinh trùng ghẻ, tên tiếng Anh Sarcoptes scabiei). Kích thước của cái ghẻ rất nhỏ, chỉ khoảng 1/4mm. Chính vì thế người bệnh không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường mà phải thực hiện một số xét nghiệm hay quan sát trên kính hiển vi. Do các hoạt động của cái ghẻ thường diễn ra vào ban đêm nên cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng sẽ tăng lên trong giờ đi ngủ.

Bệnh ghẻ xốn thường không gây nguy hiểm. tuy nhiên những triệu chứng của bệnh khiến bệnh nhân khó chịu, ngứa ngáy liên tục, làm giảm chất lượng đời sống và dễ lây lan sang vùng da lành. bên cạnh đó cái ghẻ thường hoạt động mạnh và sinh sản rất nhanh. vì thế quá trình điều trị bệnh thường gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và dễ tái đi tái lại nhiều lần khi trứng ghẻ không được tiêu diệt hoàn toàn.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ xốn

Ký sinh trùng ghẻ chính là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ xốn. Bệnh xuất hiện khi loại ký sinh trùng này bám lên da, sinh sôi và gây tổn thương trên diện rộng.

Những yếu tố được liệt kê dưới đây có thể thúc đẩy sự xâm nhập của ký sinh trùng, khiến bệnh hình thành và tiến triển nhanh. Cụ thể:

    Tiếp xúc với nguồn lây: Nếu một trong những thành viên trong gia đình hoặc trong môi trường làm việc hay sinh hoạt có người bị ghẻ, thì nguy cơ bị lây nhiễm của bạn sẽ được nâng cao. Hiện tượng lây nhiễm sẽ xảy ra khi người lành có tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, da kề da hoặc tiếp xúc với vết thương. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc gián tiếp. Cụ thể như ngủ chung giường, sử dụng chung vật dụng cá nhân (khăn tắm, khăn mặc, quần áo, mền, gối).
  • Điều kiện vệ sinh kém: Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng ghẻ cùng nhiều tác nhân gây bệnh khác lây lan, phát triển mạnh và gây bệnh. Ngoài ra nếu không chú ý trong vấn đề vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sống và làm việc, cái ghẻ sẽ bám lên da và nhanh chóng sinh sôi gây bệnh toàn thân.
  • Quan hệ T*nh d*c không an toàn: Mặc dù không phổ biến nhưng việc quan hệ T*nh d*c không an toàn cũng là yếu tố đẩy nhanh sự hình thành và tiến triển của bệnh ghẻ xốn. Thông qua tiếp xúc gần người lành có thể bị nhiễm ký sinh trùng từ người bệnh.

Triệu chứng của bệnh ghẻ xốn

Những triệu chứng cơ bản của bệnh ghẻ xốn tương tự như các bệnh viêm da thông thường. Vì thế bệnh nhân thường khó xác định chính xác  bệnh lý, dễ nhầm lẫn với những tổn thương ngoài da khác và áp dụng sai phương pháp điều trị.

Để nhận biết bệnh ghẻ xốn bạn cần chú ý quan sát kỹ và dựa vào những triệu chứng sau:

    Cơn ngứa phát sinh một cách đột ngột và nghiêm trọng khiến người bệnh không thể kiểm soát hoạt động gãi ngứa. Trong giai đoạn đầu của bệnh, cơn ngứa thường chỉ xuất hiện ở một vị trí nhất định, sau đó tạo thành một vệt đỏ nổi bật trên làn da.

 Mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ xốn

Bệnh ghẻ xốn thường không gây nguy hiểm do bệnh chỉ tạo ra những tổn thương ngoài da. tuy nhiên nếu quá trình điều trị không sớm diễn ra hoặc bệnh nhân điều trị sai cách, bệnh ghẻ xốn cùng các triệu chứng sẽ nhanh chóng lan rộng ra toàn thân, gây tổn thương và hình thành sẹo vĩnh viễn.

Bên cạnh đó nếu bệnh nhân thường xuyên cào hoặc gãi ngứa, vùng da bị ghẻ sẽ trở nên khô ráp và nứt nẻ. đồng thời tổn thương, lở loét và dễ bị nhiễm khuẩn. khi đó mụn mủ sẽ xuất hiện, bệnh nhân có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng chàm eczema và viêm cầu thận cấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

Biện pháp chẩn đoán bệnh ghẻ xốn

Bệnh ghẻ xốn được chẩn đoán thông qua những tổn thương thực thể, triệu chứng lâm sàng và tiền sử mắc bệnh. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như sinh thiết da, xét nghiệm dịch tiết và xét nghiệm máu để tìm kiếm nguyên nhân và xác định chính xác bệnh lý.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh ghẻ xốn,  bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với một số nguyên tắc và phương pháp sau:

1. Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ xốn

Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả chữa trị:

    Theo dõi và quan sát những biểu hiện khi vùng da bệnh, sớm đến bệnh viện và thực hiện thăm khám, áp dụng phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên điều trị bệnh ghẻ từ giai đoạn đầu để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất.

2. Dùng Thu*c Tây điều trị bệnh ghẻ xốn

Tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng và diện tích vùng da bệnh, người bị ghẻ xốn sẽ  được chữa bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. trong đó sử dụng Thu*c tây là phương pháp điều trị được ưu tiên.

Thông thường đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị với Thu*c bôi ngoài da hoặc Thu*c. đối với những trường hợp nặng hơn, triệu chứng lan rộng ra toàn thân, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị toàn thân với Thu*c uống.

Dưới đây là những loại Thu*c thường được sử dụng trong điều trị ghẻ xốn:

Thu*c điều trị bệnh ghẻ xốn cho người lớn

    Thu*c Pyréthrinoide (Sprégal)

Thu*c pyréthrinoide (sprégal) được vào chế dưới dạng Thu*c xịt. Thu*c này có tác dụng điều trị tại chỗ cho những trường hợp bị ghẻ và có cơn ngứa lan rộng.

Sau khi đã vệ sinh cơ thể sạch sẽ và lau khô, người bệnh sử dụng loại Thu*c này để xịt vào những khu vực có da bệnh. Nên đặt chai xịt cách bề mặt da khoảng 20cm.

Liều dùng Thu*c: Sử dụng Thu*c 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 12 tiếng.

Lưu ý: Không xịt Thu*c vào niêm mạc, mắt và vết thương hở bởi Thu*c có thể làm ảnh hưởng xấu đến những vị trí này.

    Thu*c Lindane

Thu*c Lindane là Thu*c trị ghẻ xốn được bào chế dưới dạng xịt. Trước khi sử dụng Thu*c, người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ và thấm khô nước trên da.

Liều dùng Thu*c: Sử dụng Thu*c 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 12 tiếng. Thời gian sử dụng Thu*c kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

Lưu ý: Không sử dụng Lindane cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do nhóm Thu*c này có độc tính.

    Thu*c DEP

Thu*c DEP được bào chế dưới dạng kem bôi và được sử dụng phổ biến cho những trường hợp bị ghẻ, trong đó có ghẻ nước, ghẻ xốn, ghẻ phỏng. Do chứa thành phần kháng khuẩn mạnh nên loại Thu*c này có khả năng khắc phục nhanh triệu chứng, làm lành tổn thương và tiêu diệt cái ghẻ.

Khi sử dụng Thu*c dep để điều trị bệnh ghẻ xốn, người bệnh chỉ nên sử dụng Thu*c với lượng vừa đủ, không bôi Thu*c lên những vùng da nhạy cảm. ngoài ra người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ trước khi sử dụng Thu*c.

Liều dùng Thu*c: Bôi Thu*c từ 2 – 3 lần/ ngày. Thời gian sử dụng Thu*c kéo dài khoảng 7 ngày.

Lưu ý: Không sử dụng Thu*c cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.

    Thu*c Benzoat de benzyl

Thu*c Benzoat de benzyl được bào chế dưới dạng Thu*c bôi ngoài. Loại Thu*c này có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp giảm ngứa và tiêu diệt nhanh cái ghẻ cùng các loại ký sinh trùng khác.

Tương tự như những loại Thu*c bôi ngoài da khác, Thu*c Benzoat de benzyl được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bệnh sau khi tắm rửa sạch sẽ và lau khô da.

Liều dùng Thu*c: Sử dụng Thu*c 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 8 tiếng. Thời gian sử dụng Thu*c kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

    Thu*c Ivermectine

Thu*c ivermectine được bào chế dưới dạng viên uống. Thu*c được sử dụng để điều trị toàn thân đối với những trường hợp nặng, bệnh ghẻ xốn lan rông toàn thân gây tổn thương da và ngứa ngáy nghiêm trọng. việc sử dụng Thu*c ivermectine sẽ giúp người bệnh tiêu diệt cái ghẻ, làm lành tổn thương trên diện rộng, ức chế cơn ngứa và những triệu chứng khó chịu khác.

Tuy nhiên trong quá trình điều trị với Thu*c ivermectine, người bệnh có thể mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn. chính vì thế loại Thu*c này chỉ được chỉ định khi cần thiết. bên cạnh đó người bệnh cần sử dụng Thu*c đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thu*c điều trị bệnh ghẻ xốn cho trẻ em

    Thu*c Spregal (esdepallethrin)

Thu*c Spregal (esdepallethrin) là Thu*c xịt thường được chỉ định cho những trẻ em mắc bệnh ghẻ xốn. Thu*c này có tác dụng làm dịu cơn ngứa và giúp tổn thương mau lành. Trước khi dùng Thu*c, trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ và lau khô da. Mặc quần áo cho trẻ sau khi dùng Thu*c.

Liều dùng Thu*c: Xịt Thu*c từ 1 – 2 lần/ ngày tùy theo độ tuổi mắc bệnh và chỉ định của bác sĩ.

    Permethrin cream 5% (Elimite)

Thu*c permethrin cream 5% (elimite) được dùng cho những trẻ bị ghẻ ngứa, ghẻ xốn, nấm da hoặc những bệnh ngoài da khác liên quan đến ký sinh trùng. Thu*c được bào chế dưới dạng dung dịch bôi ngoài da, có thể sử dụng an toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Liều dùng Thu*c: Dùng Thu*c mỗi ngày 1 lần. Cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi Thu*c.

    Thu*c Eurax (crotamintan) 10%

Thu*c eurax (crotamintan) 10% mang đến hiệu quả cao trong việc tiêu diệt cái ghẻ, giảm ngứa và điều trị ghẻ xốn ở trẻ em.

Liều dùng Thu*c: Bôi Thu*c từ 2 – 3 lần/ ngày. Mỗi lần cách nhau từ 6 đến 10 giờ.

    Thu*c Cephalexine gói bột 125mg

Thu*c Cephalexine là Thu*c kháng sinh được bào chế dưới dạng bột pha uống. Loại Thu*c này phù hợp cho những trẻ nhỏ mắc bệnh ghẻ kèm theo biểu hiện bội nhiễm. Tuy nhiên Thu*c Cephalexine chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng Thu*c: Uống 50mg/ kg trọng lượng/ lần x 3 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 8 tiếng. Thời gian sử dụng Thu*c kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

    Thu*c Phenergan 0,1%

Thu*c phenergan 0,1% là kháng sinh dạng Thu*c. Thu*c được chỉ định cho những trẻ trên 2 tuổi có biểu hiện ngứa nhiều.

Liều dùng Thu*c: Uống 0,5mg/ kg trọng lượng/ lần/ ngày.

Lưu ý chung:

    Người bệnh chỉ sử dụng Thu*c sau khi thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.

3. Điều trị bệnh ghẻ xốn theo dân gian

Người bệnh có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên để làm Thu*c đắp hoặc dung dịch rửa vết thương để cải thiện bệnh ghẻ xốn và các triệu chứng. phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn theo dân gian tương đối lành tính và an toàn, có thể dùng cho trẻ nhỏ. tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ hoặc muốn kiểm soát triệu chứng.

Cách sử dụng chuối xanh điều trị bệnh ghẻ xốn

Tác dụng:

    Chất nhựa trong chuối có tính chống viêm mạnh, sát khuẩn và cải thiện các triệu chứng ngoài da

Nguyên liệu:

    1 quả chuối xanh.

Cách thực hiện:

    Rửa sạch quả chuối, sau đó thái mỏng

Cách điều trị ghẻ bằng lá mướp

Tác dụng:

    Điều trị ghẻ xốn, ghẻ nước, ghẻ ngứa cho người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai

Nguyên liệu:

    2 – 3 lá mướp tươi

Cách thực hiện:

    Rửa sạch lá mướp, nên ngâm nguyên liệu trong nước muối

Cách dùng lá trầu không giảm viêm ngứa và trị ghẻ xốn

Tác dụng:

    Cải thiện tình trạng viêm ngứa trên bề mặt da

Nguyên liệu:

    3 – 4 lá trầu không.

Cách thực hiện:

    Rửa sạch lá trầu không và giã dập

Cách sử dụng lá ổi chữa các triệu chứng của bệnh ghẻ xốn

Tác dụng:

    Giảm ngứa, hồi phục da bệnh

Nguyên liệu:

    100 gram lá ổi.

Cách thực hiện:

    Rửa thật sạch lá ổi và đun trong 5 lít nước

Cách kiểm soát triệu chứng của bệnh ghẻ xốn bằng lá muồng trâu

Tác dụng:

    Tiêu diệt nấm và ký sinh trùng

Nguyên liệu:

    3 lá muồng trâu.

Cách thực hiện:

    Vệ sính sạch sẽ lá muồng trâu, sau đó giã nát nguyên liệu với 1 ít muối

Lưu ý: 

    Không dùng cho trẻ em để tránh gây kích ứng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ xốn

Dưới đây là những biện pháp có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh ghẻ xốn hình thành và tái phát:

    Điều trị dự phòng cho cả gia đình khi có thành viên mắc bệnh ghẻ.

Bệnh ghẻ xốn có khả năng lây lan và làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng, khiến bệnh nhân khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, ngay khi nhận thấy da đỏ, nổi mụn nước và ngứa ngáy bất thường, người bệnh cần tìm đến chuyên khoa da liễu để được được thăm khám và chữa trị kịp thời, phòng ngừa bệnh lan rộng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ghe-xon)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY