Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gia tăng bệnh tay chân miệng: Bệnh biến chứng nặng nguy hiểm như thế nào?

Tay chân miệng là bệnh do một chủng virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ gây thành dịch, không ít trẻ biến chứng nặng.

Theo cục y tế dự phòng, bộ y tế, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận 38.704 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.536 trường hợp nhập viện, không có Tu vong.

Từ đầu năm đến tuần 39, tphcm ghi nhận 6.358 ca bệnh tay chân miệng. riêng trong tuần 39, ghi nhận 640 ca bệnh, cao nhất trong tất cả các tuần tính từ đầu năm đến nay. số ca bệnh trong tuần tăng tại 19/24 quận, huyện, trong đó có 4 quận, huyện ở mức độ cảnh báo.

Tại hà nội, theo số liệu thống kê từ đầu tháng 7 đến nay, số trẻ đến khám vì bệnh tay chân miệng tại bệnh viện nhi t.ư tăng nhanh liên tục, trong đó có nhiều trường hợp trong tình trạng nặng. thông tin từ sở y tế hà nội, riêng trong tuần qua, có thêm 161 trẻ mắc tay chân miệng.

Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây bao gồm: tp. hồ chí minh, bà rịa – vũng tàu, đồng nai, bình dương, khánh hòa.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng rất quan trọng

Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ có những biểu hiện: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu lỏng vài lần trong ngày. Những dấu hiệu này kéo dài 1 - 2 ngày. Khi bệnh toàn phát (kéo dài từ 3 - 10 ngày), bệnh có những triệu chứng điển hình sau:

- Loét miệng: Những vết loét thường có đường kính từ 4 - 8mm, ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt (nhiều cha mẹ lầm tưởng trẻ bị viêm loét miệng thông thường).

- Phát ban và nổi mụn nước ở những điểm tiếp xúc, như lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, cùi chõ, mông. Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị TCM. Trong 1 - 2 ngày khi phát bệnh, trẻ có những nốt hồng ban hình bầu dục, kích thước 2 - 5mm ở giữa có màu xám sẫm, sau đó trở thành mụn nước. Mụn nước thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày. - Trong thời gian bệnh toàn phát, trẻ vẫn sốt và có thể bị nôn nhiều lần trong ngày.

Bệnh tay chân miệng biến chứng nặng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành theo mùa ở các nước nhiệt đới, ghi nhận 20 - 100 nghìn ca mỗi năm. bệnh tay chân miệng thường rơi vào tháng 5 đến tháng 11. gọi là tay chân miệng vì bệnh có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng. trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng khi nuốt phải thức ăn, thức uống hay khi ngậm đồ chơi có chứa siêu vi trùng gây bệnh.

Bệnh tay, chân và miệng (tcm) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột thuộc họ picornaviridae gây ra. giống virus gây bệnh tcm phổ biến nhất là coxackievirus (nhóm a16) và enterovirus týp 71 (ev71). đặc biệt, các trường hợp có biến chứng nặng thường do ev71. đặc tính của loại virus này là lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng, sốt cao, vì thế số bệnh nhân nhập viện ngày càng tăng. trẻ mắc tay chân miệng do virus ev71 có thể bị các biến chứng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và Tu vong nhanh.

Theo ts.bs nguyễn trọng nơi, bệnh viện nhi đồng đồng nai, bệnh chân tay miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp,… dẫn đến Tu vong. các trường hợp biến chứng nặng thường do ev71 và thường xảy ra từ ngày 2 - 5 sau khi phát bệnh.

Bệnh tay chân miệng hiện đang vào mùa nên việc phòng chống phải thường xuyên kiên trì, từng hộ gia đình, nhà trẻ cơ quan y tế. đặc điểm của bệnh này chủ yếu ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi dễ dẫn đến các biến chứng của chủng ev71. đối với người lớn là người lành mang trùng thì có tới 80% người lớn mắc tay chân miệng không có biểu hiện lâm sàng lây cho trẻ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1, lưu ý, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi đến trường, người lớn cũng phải rửa tay thường xuyên trước khi bước vào nhà hoặc trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ.

Hiện không có Thu*c đặc hiệu trị virus gây bệnh TCM. Các biện pháp điều trị chủ yếu là: điều trị triệu chứng, điều trị biến chứng, dinh dưỡng và chăm sóc. Sử dụng các loại Thu*c hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.

Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Bố mẹ có thể để bé điều trị tại nhà hoặc những cơ sở y tế địa phương như: trạm y tế, phòng khám khi trẻ có những biểu hiện: sốt nhẹ, loét miệng, tổn thương da. Khi trẻ sốt quá 2 ngày, sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc, lừ đừ, nôn, giật mình thì cần đưa trẻ đến các bệnh viện cấp tỉnh hay bệnh viện chuyên khoa nhi để được theo dõi và điều trị.

Nếu có những biểu hiện sau: mạch nhanh trên 170 lần/phút, cao huyết áp, thở nhanh, thở bất thường, rối loạn tri giác, tăng trương lực cơ, sốc, tím tái, thở nấc, ngưng thở,… trẻ cần được hồi sức cấp cứu tích cực.

Để đề phòng bệnh Tay chân miệng cho con, cha mẹ hãy xem tất cả thông tin TẠI ĐÂY

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/gia-tang-benh-tay-chan-mieng-benh-bien-chung-nang-nguy-hiem-nhu-the-nao-2020101311192361.chn)

Tin cùng nội dung

  • Cháu tôi 5 tuổi, bị đau bụng, sốt, đái ra máu, đi khám được chẩn đoán u Wilms.
  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Chị tôi bị loét dạ dày điều trị đã ổn định. Gần đây đi khám chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Xin hỏi Mangyte, ung thư có mầm mống trước đó hay do loét thành ung thư?
  • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
  • Triệu chứng viêm ruột thừa đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY