Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Giá thịt lợn cao, người dân nên dùng thực phẩm thay thế

Nhằm giảm sức ép cho nguồn cung thịt lợn trong nước cũng như tránh tình trạng găm hàng, đẩy giá của các tiểu thương, ngoài giải pháp tập trung tái đàn, tăng đàn, tăng nguồn thịt nhập khẩu, thì việc đẩy mạnh kiểm soát thị trường, khuyến khích người dân sử dụng các loại thực phẩm tươi sống khác và thịt lợn đông lạnh nhập khẩu thay thế thịt lợn tươi cũng là giải pháp cần thiết lúc này.
Khuyến khích người dân mua thực phẩm khác thay thế thịt lợn. Ảnh: Thùy Linh

Hơn chục ngày nay, sau khi 15 doanh nghiệp lớn cam kết giảm giá thịt lợn, một số siêu thị như Co.opmart, Big C... cũng chung tay giảm giá thịt lợn, tuy nhiên ngoài chợ, giá thịt vẫn ở mức khá cao. Lý giải việc giá thịt lợn trên thị trường giữ ở mức cao, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhiều công ty chăn nuôi lớn như Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam... khi lợn xuất chuồng sẽ có công ty vệ tinh thu gom, sau đó đưa xuống các công ty khác, chuyển về các lò giết mổ, nên đẩy giá lên cao.

Bên cạnh đó, mặc dù các đại lý vẫn mua được lợn hơi giá công ty (70.000 đồng/kg), nhưng chỉ mua được từ 30%-50% số lợn so với trước đây. Do không mua đủ lượng hàng cung ứng về chợ nên thương lái phải lùng mua lợn trong dân, hoặc của các trại ở tỉnh lẻ với giá cao hơn nhiều giá công ty.

Từ góc nhìn thực tế cho thấy, trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì mức giá 70.000 đồng/kg như đã cam kết trong cuộc họp mới đây, thì tại các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi của các địa phương vẫn cung cấp ra thị trường với giá đắt đỏ. Hơn nữa, thói quen tiêu dùng thịt lợn “nóng” của người dân chưa thay đổi nên việc cam kết giảm giá của 15 doanh nghiệp (với thị phần 35%) khó ghìm nổi giá của thị phần 65% còn lại không cam kết giảm giá.

Trong khi giá thịt lợn tăng gần áp sát ngưỡng kỷ lục trong đợt bệnh Dịch tả lợn châu Phi vừa qua, thì giá các loại thực phẩm khác như thịt bò, gia cầm, thủy hải sản đang được giữ ở mức ổn định. Thậm chí, lượng hải sản cung ứng ra thị trường dồi dào, giá giảm khoảng 40%.

Ghi nhận tại chợ Thành Công, Kim Liên, Xuân La,... giá tôm giảm còn 190.000 đồng đến 220.000 đồng/kg thay vì từ 230.000 đồng đến 330.000 đồng/kg như cách đây 2 tuần. Cá tầm từ 240.000 giảm còn 190.000 đồng/kg, cá trắm đen 220.000 đồng/kg giảm còn 170.000 đồng/kg, cá trắm trắng 70.000 đồng/kg, cá chép 60.000 đồng/kg… Ốc hương có giá 500.000-600.000 đồng/kg, nay chỉ hơn 200.000 đồng/kg, hàu sữa 50.000-55.000 đồng/kg. Trước đây, giá sò gạo luôn dao động trong mức từ 70.000-80.000 đồng/kg, nhưng nay các địa chỉ bán hàng online rao bán sò theo dạng combo, 50.000 đồng/3kg, hay 17.000 đồng/kg...

Chị Đỗ Thị Thoa (trú tại phố Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy) chia sẻ, trước đây, gia đình chị cũng hay ăn thịt lợn nhưng giờ đây cả hai vợ chồng đã loại thịt lợn ra khỏi thực đơn, chuyển sang ăn các thực phẩm khác. “Đợt này giá thịt lợn vẫn cao mà hải sản, thịt gia cầm lại xuống thấp hơn trước nên tôi đã chuyển dần sang mua thịt gia cầm và hải sản như cá, tôm, hàu... để thay đổi khẩu vị bữa ăn cho gia đình mình”, chị Thoa nói.

Còn chị Nguyễn Thị Anh (trú tại một chung cư trên đường Phạm Văn Đồng) cho biết, khoảng 1 tuần nay, gia đình tôi bắt đầu chuyển sang ăn thịt lợn, thịt bò đông lạnh nhập khẩu do giá rẻ hơn thịt bán ở chợ và siêu thị rất nhiều. Đơn cử, miếng sườn ngoại nhập 1,5kg mua chỉ tầm 135.000 đồng, trong khi mua ngoài chợ cùng trọng lượng phải hết khoảng 300.000 đồng. Hay như lõi rùa bắp bò nhập khẩu chỉ có giá 220.000 đồng/kg, trong khi để mua ngoài chợ phải mất gần 450.000 đồng/kg...

Khảo sát của phóng viên, thời gian gần đây, trên thị trường, cũng như các website, Facebook, Zalo đã đăng bán nhiều hơn các loại thịt lợn nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Mỹ, Nga, Ba Lan, Canada... với giá khá rẻ, chỉ từ 75.000 đồng đến khoảng 140.000 đồng/kg. Đơn cử, thịt chân giò cắt khoanh giá chỉ 85.000 đồng/kg; móng lợn 75.000 đồng/kg, thịt lợn xay 120.000 đồng/kg, nạc vai 130.000 đồng/kg, sườn nguyên miếng giá dao động từ 89.000-125.000 đồng/kg; thịt ba chỉ giá dao động từ 120.000-140.000 đồng/kg… tuỳ xuất xứ.

Để tránh tình trạng người chăn nuôi, tiểu thương kinh doanh găm hàng, đẩy giá, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nêu giải pháp, trước mắt khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn tươi, nhằm giảm sức ép cho nguồn cung trong nước.

Bên cạnh đó, ngành công thương sẽ phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát thị trường, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng tăng giá, gây bất ổn thị trường của các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.

Nguồn Báo Chính phủ

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/gia-thit-lon-cao-nguoi-dan-nen-dung-thuc-pham-thay-the-69140.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY