Lại nữa, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: “Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”.
Này các Tỳ kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: “Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”.
Cũng vậy, này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: “Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân.
“Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán thân trên thân.
Giải Trình
Như vậy, nói theo ngôn ngữ Bốn Niệm Xứ, đoạn kinh trên là phương pháp quán (niệm) thân bất tịnh với 32 thể trược trên (niệm) thân tịnh tướng để chế ngự tham ưu do thân kiến kiết sử gây ra.
Thật vậy, những tham ưu thuộc thân phát sinh là do quán nhìn thân theo chiều hướng tịnh tướng nên từ đó các niệm phiền não như tham ái, ngã mạn, mặc cảm… phát khởi. Một cô gái thích thú với sắc đẹp bản thân mình nên phải thường xuyên quan tâm, lo lắng giữ gìn vẻ đẹp ấy. Cũng chính vì chấp thủ tự thân nên cô ta thấy người xấu hơn mình thì ngã mạn, còn gặp người đẹp hơn thì mặc cảm, tự ti, ganh tỵ. Một biến hoại dù nhỏ nơi thân cũng có thể làm cho cô đau khổ, nghe một câu phê bình vô tình về sắc thân của mình cũng làm cô sầu muộn.
Ngược lại một người biết “quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt” như thực chất vốn có của nó sẽ bớt tham ái nơi thân. Bớt tham ái nơi thân là tránh được nhiều khổ luỵ vì thân ngay trong hiện tại. Hơn nữa tu tập phương pháp quán sát thân bất tịnh còn giúp tẩy rửa dần các niệm thân kiến kiết sử ngủ ngầm, tiến tới chặt đứt hoàn toàn một sợi dây tái sanh do luyến ái sắc thân.
Đối với người tu sĩ, thường quán thân bất tịnh là một trong những phương thức quan trọng giúp gìn giữ tâm bất động, không bị thoái hoá biến chất trước cung kính, lợi dưỡng; không làm mồi cho ác ma chi phối tác hại.
- Này các Tỳ kheo, các Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Dusi xâm nhập và nói như sau: “Các Ngươi hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỳ kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được các Ngươi tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ”.
Này các Tỳ kheo, các Ngươi hãy sống quán bất tịnh trên thân, quán tưởng nhàm chán đối với các món ăn, quán tưởng bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất cả hành” (Kinh Hàng Ma, TB1, 50 = [Vd.14.15]).
Đến đây, để thực hành phương pháp quán thân đầy đủ hơn cần hiểu rõ thêm các cách quán nội - ngoại trên thân. Nội thân là phần bên trong thân, ngoại thân là phần bên ngoài thân, nội - ngoại thân là bên trong lẫn bên ngoài. Như vậy:
“Quán thân trên nội thân, ngoại thân” là quán (niệm) thân bất tịnh trên (niệm) thân tịnh tướng bên trong và ngoài thân hay cửu khiếu.
Nói chung thích tịnh tướng nơi nào thì tham ái, tham ưu phát sanh liền nơi đó, vì vậy phải quán pháp bất tịnh đối trị ngay nơi đó. Các niệm tham ái tịnh tướng thuộc bên trong, bên ngoài hoặc vừa bên trong vừa bên ngoài thân phải được đối trị bằng các niệm bất tịnh tương ứng ngay trên đó. Ví dụ nếu niệm tham ưu phát sanh do thích thú với làn da trắng thì phải quán những bất tịnh nơi da (mồ hôi, vết thương…), niệm tham ưu phát sanh do quan tâm đến đôi mắt đẹp phải quán bất tịnh nơi mắt (ghèn, nước mắt…).
Bài kinh một ung nhọt là tiêu biểu cho cách quán thân bất tịnh trên nội ngoại thân tức cửu khiếu để đoạn trừ khổ đau do tham ái nơi thân: “ví như, này chư hiền, một ung nhọt đã trải nhiều năm. nó có chín miệng vết thương, có chín miệng nứt rạn. từ đấy có cái gì chảy ra, chắc chắn bất tịnh rỉ chảy, chắc chắn hôi thúi rỉ chảy, chắc chắn nhàm chán rỉ chảy; có cái gì nứt chảy, chắc chắn bất tịnh nứt chảy, chắc chắn hôi thúi nứt chảy, chắc chắn nhàm chán nứt chảy.
Ung nhọt, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với thân này do bốn đại tác thành, do cha mẹ sinh ra, do cơm cháo chất chứa nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, tan nát, hủy hoại, hoại diệt, có chín miệng vết thương, có chín miệng nứt rạn. Từ đấy có cái gì chảy ra, chắc chắn bất tịnh rỉ chảy, chắc chắn hôi thúi rỉ chảy, chắc chắn nhàm chán rỉ chảy; có cái gì nứt chảy, chắc chắn bất tịnh nứt chảy, chắc chắn hôi thúi nứt chảy, chắc chắn nhàm chán nứt chảy. Do vậy, này các Tỳ kheo, các Thầy hãy nhàm chán thân này” (TC IX:15, tr.116 = [I.9.15])
Khái niệm ‘nhàm chán thân’ có nghĩa là không chấp thủ, không dục ái tự thân. Không còn chấp thủ, không còn luyến ái tự thân là bớt đi rất nhiều khổ lụy vì tự thân. Người học Phật biết quán niệm xem thân mình là phương tiện giúp đi tới giải thoát chứ không phải là đối tượng tham ái, nhờ vậy sẽ không rơi vào hai cực đoan sai lầm đối với thân: hoặc quá tham ái tự thân hoặc xem thường huỷ hoại tự thân.
Nếu xem cách quán thân bất tịnh với 32 thể trược là phương pháp điều trị tổng quát, thì cách quán thân bất tịnh trên nội thân, ngoại thân, nội-ngoại thân là cách chữa trị đặc trị. Hai phương cách này phải được kết hợp thích đáng. Người tu tập Bốn Niệm Xứ có nhàm chán thân mới ly tham ái nơi thân, từ đó mới đoạn diệt được thân kiến kiết sử.
Trong phần quán thân nói chung và quán thân bất tịnh nói riêng, người tu Bốn Niệm Xứ cũng phải biết quán tánh sanh khởi, quán tánh đoạn diệt, quán tánh sanh diệt trên thân để đoạn tận triệt để các niệm thuộc thân kiến kiết sử.
Trong kinh văn, khi nói đến quán tánh sanh khởi, tánh đoạn diệt đức Thế Tôn thường liên hệ đến lý Nhân Duyên. Đối với Bốn Niệm Xứ cũng vậy, các cách quán tánh sanh khởi, quán tánh đoạn diệt và quán sanh diệt trên thân - thọ - tâm và pháp cũng cần vận dụng theo Thánh lý này.
Điển hình như trong bài kinh sáu sáu (tb3, 148), đức phật chỉ dạy rất chi tiết quán tánh sanh khởi và đoạn diệt thân kiến theo tiến trình 12 nhân duyên, người học phật cần tham khảo kỹ bài kinh này để hiểu rõ hơn. các cách quán sanh khởi, đoạn diệt và sanh diệt giới thiệu trong bản giải mã này chỉ là những ý kiến nhỏ thêm vào. theo đây:
“Quán tánh sanh khởi trên (niệm) thân” là quán tìm những nguyên nhân khiến hay phát khởi các niệm quan tâm đến sắc thân. Ví dụ như hay chú ý đến thân vì thường nhìn thấy thân mình khi đi ngang qua cửa kính, hoặc thường tiếp xúc với người hay nhắc đến vẻ đẹp xấu của mình…
“Quán tánh diệt tận trên thân” là quán tìm các phương cách để đoạn trừ những yếu tố khiến phát sanh niệm tham ưu về thân. Ví dụ tránh soi mình trong gương, hạn chế chuyện soi mói phê bình dung sắc mình và người khác…
“Quán tánh sanh diệt trên thân” là kết hợp vừa quán tìm nguyên nhân vừa quán tìm phương thức đoạn trừ các điều kiện phát sanh các niệm thuộc về thân kiến (Tham khảo bài kinh ‘Con Đường’, TƯ3, 44 = [Ve.7.44]).
Có thể nói những niệm kiến chấp về thân ăn sâu trong tiềm thức mỗi người kể từ khi sanh ra cho đến khi nhắm mắt, thậm chí bám sát mỗi chúng sinh trong mỗi kiếp luân hồi. Do vậy đoạn diệt những niệm tham ái nơi thân không phải là việc đơn giản. Chính vì thế bên cạnh các phương pháp quán thân bất tịnh nêu trên, Đức Phật còn chỉ dạy thêm cách quán thân theo bốn giới: đất - nước - lửa - gió.
Ảnh minh họa
Lại nữa, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”. Này các Tỳ kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường.
Cũng vậy, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân.
“Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán thân trên thân.
- Thuỷ đại là phần nước, chất lỏng thuộc thân như mồ hôi, nước mắt, niêm dịch…
Các niệm thân kiến kiết sử, đã phát khởi hoặc còn tùy miên, ngoài nguyên nhân do quán niệm thân theo chiều tịnh tướng còn có một nguyên nhân khác, đó là do quán nhìn tự thân theo chiều hướng thường hằng. chính vì nghĩ thân này ngày hôm nay cũng sẽ như vậy vào ngày mai, tháng sau, năm tới nên mới phát sinh tham ái đối với thân để rồi khổ đau vì nó. không thấy sự vô thường nơi thân nên dẫn đến chấp thân này là ta, là của ta, là tự ngã nơi ta. chính vì chấp thủ nơi thân nên khi thân biến đổi, biến hoại mới đấm ngực khóc than, sầu bi, buồn khổ.
Một thiếu phụ thấy sợi tóc bạc trên đầu cũng chạnh lòng vì cô cứ muốn mình trẻ mãi. Một bà lão thấy một nếp nhăn trên trán cũng thở dài tự ti vì nghĩ ngày xưa mình đâu có xấu như thế.
Một ông trung niên đau lưng thì ít mà cứ buồn vì lưng đau thì nhiều, do trước đây ông không hề nghĩ mình lại bị như vậy.
Một vận động viên bị T*i n*n bất ưng khiến không thể tiếp tục luyện tập đâm ra chán nản tìm quên trong ly rượu, ma tuý hoặc muốn Tu tu vì không bao giờ nghĩ mình lại có thể bất lực như vậy v.v…
Tất cả đều là những biểu hiện của thân kiến kiết sử, và nguyên nhân sâu xa cũng chỉ vì không thấy hoặc không chấp nhận được sự vô thường nơi thân này.
Quán sát thân theo vị trí và sự sắp đặt của các giới như ví dụ đã nêu trong đoạn kinh trên sẽ làm tăng cường các niệm bất tịnh và nhận thức rõ sự mong manh, dễ đổ vỡ của thân tứ đại. Nhờ vậy bớt được tham ái nơi thân đồng thời không ưu phiền khi các đại của thân biến chuyển theo quy luật vô thường.
Bên cạnh đó, bài kinh không sợ hãi đã khắc hoạ thêm một khía cạnh khổ đau do tham ái tự thân nên sanh ra ưu phiền, sợ hãi và chỉ cách đoạn trừ:
“…Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có người không ly tham đối với thân... Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: “Thật sự thân khả ái sẽ bỏ ta”, hay “Ta sẽ từ bỏ thân khả ái”. Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la- môn, đây là người bản tánh bị ch*t, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến ch*t.
…Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có người ly tham đối với thân, ly ham muốn, ly luyến ái... Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: “Thật sự thân khả ái sẽ bỏ ta”, hay “Ta sẽ từ bỏ thân khả ái”. Người ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là hạng người bản tánh bị ch*t, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến ch*t” (TC IV:184, tr.147 = [I.4.184])
Do vậy muốn tránh khổ đau vì thân kiến kiết sử phải ly tham ái, đoạn ưu phiền nơi tự thân bằng cách quán nhìn tự thân theo lý chân thật của nó, tức là quán sự vô thường nơi thân theo bốn giới (hay bốn đại): địa đại, thuỷ đại, hoả đại và phong đại.
Bốn đại thuộc nội thân còn được gọi là các nội giới, bao gồm: nội địa giới, nội thuỷ giới, nội hoả giới và nội phong giới. Thế giới bên ngoài cũng có bốn đại tương tự và được gọi là bốn ngoại giới, bao gồm: ngoại địa giới (núi, rừng…), ngoại thuỷ giới (sông, biển…), ngoại hoả giới (núi lửa…) và ngoại phong giới (gió, bão…).
Bốn ngoại giới tuy to lớn, hùng vĩ, bao la là thế nhưng chúng cũng còn bị biến đổi, biến hoại, nay thế này mai đã khác theo quy luật vô thường. Vậy thì tấm thân nhỏ bé này với bốn đại mỏng manh có nghĩa lý gì trước quy luật vô thường. Tất nhiên chúng cũng phải chịu chung số phận thay đổi và biến diệt theo lẽ tự nhiên.
Trong bài kinh Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi, tôn giả Xá-lợi-phất đã dạy chúng ta cách quán nhìn tự thân theo tánh vô thường của bốn giới:
“Chư Hiền, một thời xảy ra khi ngoại thủy giới dao động, trong thời ấy ngoại địa giới bị biến mất. Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại địa giới xưa ấy có thể nêu rõ, tánh hủy hoại có thể nêu rõ, tánh đoạn diệt có thể nêu rõ, tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này? Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là.
... Chư Hiền, một thời xảy ra khi ngoại thủy giới dao động, nước cuốn trôi làng, cuốn trôi thị trấn, cuốn trôi thành phố, cuốn trôi xứ, cuốn trôi quốc độ.
Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương hạ thấp một trăm do-tuần, hạ thấp hai trăm do-tuần, hạ thấp ba trăm do-tuần, hạ thấp bốn trăm do-tuần, hạ thấp năm trăm do-tuần, hạ thấp sáu trăm do-tuần, hạ thấp bảy trăm do-tuần.
Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương dâng cao đến bảy cây ta-la, dâng cao đến sáu cây ta-la, dâng cao đến năm cây ta-la, dâng cao đến bốn cây ta-la, dâng cao đến ba cây ta-la, dâng cao đến hai cây ta-la, dâng cao chỉ đến một cây ta-la.
Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương cao đến bảy đầu người, dâng cao đến sáu đầu người, dâng cao đến năm đầu người, dâng cao đến bốn đầu người, dâng cao đến ba đầu người, dâng cao đến hai đầu người, dâng cao chỉ đến một đầu người.
Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương dâng cao đến nửa thân người, dâng cao chỉ đến hông, dâng cao chỉ đến đầu gối, dâng cao chỉ đến gót chân. Chư Hiền, một thời xẩy ra khi nước biển đại dương không có để thấm ướt đốt ngón chân.
Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại thủy giới xưa ấy có thể nêu rõ, tánh hủy hoại có thể nêu rõ, tánh đoạn diệt có thể nêu rõ, tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này? Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là.
…Chư Hiền, một thời xẩy ra khi hỏa giới dao động. Lửa thiêu cháy làng, thiêu cháy thị trấn, thiêu cháy thành phố, thiêu cháy xứ, thiêu cháy quốc độ. Lửa cháy cho đến cuối hàng cây cối, cho đến cuối hàng đường lớn, cho đến cuối hàng chân núi, cho đến cuối hàng thủy biên, hay cho đến cuối hàng khu đất khả ái, rồi lửa bị tắt vì không nhiên liệu. Chư Hiền, một thời xảy ra khi loài người đi kiếm lửa phải dùng lông gà và dây gân.
Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại hỏa giới xưa ấy có thể nêu rõ; tánh hủy hoại có thể nêu rõ, tánh đoạn diệt có thể nêu rõ, tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này? Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là.
…Chư Hiền, một thời xẩy ra khi ngoại phong giới dao động, gió thổi bay làng, thổi bay thị trấn, thổi bay thành phố, thổi bay xứ, thổi bay quốc độ. Chư Hiền, một thời xẩy ra khi trong tháng cuối mùa hạ, loài người tìm cầu gió nhờ lá cây ta-la, nhờ cây quạt, và người ta không mong tìm được cỏ tại chỗ có rạch nước chảy.
Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại phong giới xưa ấy có thể nêu rõ; tánh hủy hoại có thể nêu rõ; tánh đoạn diệt có thể nêu rõ; tánh biến dịch có thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ này? Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi là” (TB1, 28 = [Vd.4])
Tóm lại, chính vì không nhận thức được sự vô thường nơi thân nên đâm ra ái luyến chấp thủ thân để rồi tham ưu vì nó. Do vậy, bên cạnh cách quán thân bất tịnh, người tu Bốn Niệm Xứ còn cần phải quán sát thân mình về vị trí và sự sắp đặt của bốn đại để thấy rõ tính vô thường mong manh của chúng, từ đó giúp đoạn trừ tham chấp, ái luyến tự thân.
Bớt ái chấp tự thân đến đâu sẽ tránh được khổ đau ưu phiền do thân kiến kiết sử đến đó. hoặc giả khi một niệm tham ưu nơi thân khởi lên, ngay đó phải quán thân này vốn vô thường biến diệt, nhờ thế sẽ bớt ái chấp tự thân và tránh nhiều khổ lụy.
Đây chính là nội dung của cách quán (niệm) thân bốn đại vô thường trên (niệm) thân bốn đại thường hằng nhằm khắc phục tham ưu do thân kiến kiết sử gây ra.
Lại nữa, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỳ kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân.
“Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỳ kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân.
“Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán thân trên thân.
Này các Tỳ kheo, lại nữa, Tỳ kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu.
Tỳ kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân.
“Có thân đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa này các Tỳ kheo, Tỳ kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỳ kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân.
“Có thân đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán thân trên thân.
Có thể nói thân kiến kiết sử là sợi dây bền chắc trói cột mạnh mẽ con người. Thân kiến tuỳ miên vốn nằm sẵn trong đứa trẻ từ khi mới sanh và nếu không khéo đoạn trừ sẽ tồn tại mãi cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, thậm chí còn bám theo mỗi chúng sinh trong từng kiếp luân hồi. Vì vậy nếu không nương theo đúng Chánh pháp tu tập thì khó có thể chặt đứt được sự cột trói chặt chẽ bởi những kiến chấp sai lầm về thân.
Do đó để có thể đoạn dứt tận gốc thân kiến tuỳ miên, ngoài hai phương Thu*c quán thân bất tịnh và quán thân vô thường, đức Thế Tôn còn chỉ dạy thêm một ‘dược liệu’ mạnh mẽ khác nữa, đó là phương pháp quán thân biến hoại. Phương pháp quán thân theo tiến trình tất yếu của sanh diệt với sự huỷ hoại theo từng thời kỳ như đoạn kinh đã mô tả ở trên là sự kết hợp cả pháp quán thân bất tịnh và quán thân vô thường.
Người tu chỉ cần dùng pháp quán tưởng “như thấy” các tử thi hoặc các bộ xương như đã được mô tả cụ thể trong đoạn kinh trên, bấy nhiêu cũng quá đủ để đi đến ý thức được điều đặc biệt quan trọng cần phải luôn ghi nhớ “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Nhờ luôn biết quán niệm như vậy nên các niệm thuộc thân kiến phát sanh do niệm thân tịnh tướng hoặc niệm thân thường hằng sẽ được đoạn trừ và các niệm thân kiến tuỳ miên ngủ ngầm cũng sẽ được tẩy rửa khỏi nội tâm.
Thêm nữa, trong bài kinh Udāyi, Tôn giả Ānanda đã được đức Thế Tôn xác chứng khi Tôn giả trình bày ý nghĩa của quán thân bất tịnh và thân biến hoại giúp đoạn trừ tham dục và nhổ tận gốc kiêu mạn:
“…Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỳ kheo quán sát thân này từ bàn chân trở lên trên, từ đảnh tóc trở xuống, được da bọc và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, lông, móng… Bạch Thế Tôn, đây là chỗ để tùy niệm, tu tập như vậy, làm sung mãn như vậy, đưa đến đoạn tận tham dục.
… Lại nữa, bạch Thế Tôn, ví như vị Tỳ kheo thấy một vài thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, một ngày hay hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh ứ lại, thối ra mủ chảy. Tỳ kheo ấy đem so sánh với thân này như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”… Ðây là chỗ để tùy niệm, bạch Thế Tôn, được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, đưa đến nhổ tận gốc kiêu mạn “Tôi là” (TC VI:29 = [I.6.29])
Tóm lại, đây là cách tu quán (niệm) thân biến hoại trên (niệm) thân tịnh tướng - thường hằng để khắc phục tham ưu do thân kiến kiết sử gây ra.
Các kiết sử cần phải được đoạn dứt hoàn toàn như thân cây tala bị chặt đứt không còn khả năng tái sanh khởi, có vậy mới không bị trói cột trong vòng sanh tử luân hồi.
Cũng thế, các niệm tham ưu thuộc thân kiến cần phải được đoạn diệt không cho tái phát khởi trong tâm. Muốn vậy người tu phải tinh cần quán thân bất tịnh với 32 thể trược, quán thân tứ đại vô thường và quán thân biến hoại với những sự sai khác trước sau một cách linh hoạt mới có thể tiêu diệt triệt để các niệm thân kiến kiết sử, sợi dây đầu tiên trong năm hạ phần kiết sử.
Trong mỗi đoạn kinh, cụm từ ‘có thân đây’ được lập đi lập lại nhiều lần nhằm nhắc nhở người tu phải luôn tỉnh giác chánh niệm trên thân và chúng có những ý nghĩa khác nhau theo từng trường hợp cụ thể. Người tu tập Bốn Niệm Xứ cần ghi nhớ trong mỗi lúc:
Tóm lại ‘Có thân đây’, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán thân trên thân.