Khoa học hôm nay

Giải mã sự thật về quái sấu khổng lồ nặng gần 1 tấn ở Zimbabwe, vượt kỷ lục của Lolong?

Mới đây, trang Khám Phá Thế Giới Động Vật đã đăng tải hình ảnh một con.

Cá sấu to lớn với tiêu đề một con cá sấu sông nile bị bắt từ gần chục năm trước, 5,1m - 907kg (xem ảnh dưới). bài viết này đã thu hút hơn 1,6 ngàn lượt thích và rất nhiều bình luận.

Hình ảnh con cá sấu dài 5,1m và nặng gần 1 tấn. ảnh: evo

Tuy nhiên với kích thước hơn 5m thì bức ảnh trên có vẻ quá 'ảo' so với thực tế, trong khi đó con cá sấu lớn nhất được ghi nhận trong sách kỷ lục guinness là lolong (thuộc loài cá sấu nước mặn - crocodylus porosus) dài 6,17m, nặng 1.075 kg, nếu nhìn ảnh thì cũng không có cảm giác to lớn như vậy!

Cá sấu Lolong. Ảnh: Reuters

Con cá sấu ở hình đầu tiên chính là một con cá sấu nước mặn được cho là có tên gustave, là thủ phạm của khoảng 300 vụ tấn công ăn thịt người tại hồ tanganyika, châu phi. tuy nhiên theo trang india today anti fake news war room (afwa) thì con cá sấu này không phải gustave.

Theo đó, con cá sấu to lớn này bị bắt bởi một thợ săn ở zimbabwe sau khi nó ăn thịt một vài con bò, còn con cá sấu đáng sợ gustave thì vẫn chưa bị bắt.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là:tại sao con cá sấu này lại to lớn hơn thực tế như vậy?

LÝ DO NÀO ĐẰNG SAU?

Theo trang international fact-check snopes - một trang kiểm tra sự thật trên khắp thế giới, bức ảnh con cá sấu dài 5,1m được chụp bởi steve curle - nhân viên của một vườn quốc gia tại zimbabwe.

Con cá sấu bị săn lùng vì đã gây ra nhiều vụ tấn công gia súc (bò) của người dân địa phương khiến nhiều người tỏ ra lo lắng về nó. cuối cùng con cá sấu đã bị bắt tại ranh giới giữa zimbabwe và mozambique.

Luật phối cảnh xa gần. Ảnh: Arts

Lý do khiến nó trở nên to lớn hơn như vậy được cho là do ảo giác quang học (optical illusion) mà cụ thể hơn là do phép phối cảnh, hay còn gọi là luật xa gần, khiến cho hình ảnh ở gần to hơn hình ảnh ở xa theo mắt của người nhìn.

Con cá sấu được đặt gần máy ảnh hơn vị trí dân làng phía sau. ảnh: thành luân

Thực tế, con cá sấu đã được đặt ở một vị trí gần máy ảnh hơn dân làng, điều đó khiến cho kích thước của nó trở nên to lớn hơn thông thường rất nhiều. hơn nữa, với góc nhìn như ở bức ảnh đầu tiên thì ảo giác quang học sẽ khiến khoảng cách giữa con cá sấu và người dân gần hơn.

Ảo giác quang học này được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống và chắc hẳn nếu là một người yêu thích du lịch cũng như chụp ảnh thì bạn đã từng sử dụng kỹ thuật chụp ảnh này để tạo nên những bức ảnh thú vị, độc đáo, đầy tính nghệ thuật như các hình ảnh dưới đây:

Mặt trời ở xa nên nhỏ hơn với quy luật xa gần.

Lạc đà gần máy ảnh hơn nên to lớn hơn.

Người đàn ông đứng gần máy ảnh hơn.

Chiếc giày to lớn hơn khi để gần máy ảnh.

Mặt trăng nhỏ bé hơn khi ở xa máy ảnh.

Người đàn ông đeo kính đứng sát máy ảnh so với các bạn của mình.

Ai là người gần máy ảnh hơn?

Tháp nghiêng Pisa cũng trở nên nhỏ bé hơn.

Chiếc xe ở rất xa nên nhỏ hơn người phụ nữ này.

Chụp ảnh dựa vào luật phối cảnh xa gần. Ảnh: Onextrapixel

Xem video:

Chụp ảnh nghệ thuật bằng cách ứng dụng luật phối cảnh xa gần.

Theo Hoa Hướng Dương/Pháp luật & Bạn đọc

Link bài gốc Lấy link

https://phapluat.suckhoedoisong.vn/giai-ma-su-that-ve-quai-sau-khong-lo-nang-gan-1-tan-o-zimbabwe-vuot-ky-luc-cua-lolong-162222704193702075.htm

Theo Hoa Hướng Dương/Pháp luật & Bạn đọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/giai-ma-su-that-ve-quai-sau-khong-lo-nang-gan-1-tan-o-zimbabwe-vuot-ky-luc-cua-lolong/20220427082053721)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY