Khoa học hôm nay

Giải pháp mới cho người mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Theo các nhà khoa học Mỹ, những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ Tu vong cao hơn 30% so với người bình thường.
Người đầu tiên áp dụng phẫu thuật ngưng thở khi ngủ bằng robot “rắn”

Anthony Rinando (31 tuổi, sống tại thành phố New York, Mỹ) đã được chẩn đoán mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn từ khi còn nhỏ. Ngưng thở tắc nghẽn là các cơn tắc nghẽn đường hô hấp trên toàn phần hoặc một phần khi ngủ, lặp đi lặp lại vài lần hoặc hàng trăm lần trong một đêm tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Những người mắc hội chứng này thường phải đối diện với các nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, tăng cân, trầm cảm, trào ngược dạ dày-thực quản, bệnh tim… Để hạn chế tình trạng này, Rinando đã thử rất nhiều loại gối, thậm chí chèn bóng tennis dưới cổ khi ngủ nhưng tình trạng vẫn không cải thiện mà ngày càng diễn biến nặng hơn. Anh đã phải sử dụng đến lựa chọn duy nhất lúc đó dành cho người bị ngưng thở khi ngủ nặng là máy thở áp lực dương liên tục (CPAP).

Tuy nhiên, việc đeo mặt nạ thở suốt đêm khiến anh thấy không thoải mái. Nỗ lực cuối cùng của anh là quyết định cắt amidan với mong muốn giải quyết tận gốc vấn đề nhưng các bác sĩ cho biết amidan của anh quá to, phẫu thuật thông thường có thể dẫn tới Tu vong do mất nhiều máu. Sau thất bại này, Rinando được chuyển đến BS. Yosef Krespi - bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York với hệ thống Flex Robot - robot “rắn” để điều trị cắt amidan nhưng với vết cắt nhỏ nhất và ít chảy máu nhất. Kết quả đạt được sau phẫu thuật ngoài mong đợi, Rinando có thể thở tốt hơn nhiều, không ngáy, không bị thức dậy giữa đêm. Anh thổ lộ rằng không biết mình có thể thở được như bây giờ.

Hệ thống robot Flex đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận trong phẫu thuật đầu, cổ và đại trực tràng.Với trường hợp của Rinando, người đầu tiên được áp dụng hệ thống robot để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ đã đạt hiệu quả tốt vì sau gần 2 thập kỷ loay hoay tìm cách chữa bệnh, anh cảm thấy mình như là một người hoàn toàn… mới, không còn khó thở, ngáy hay tỉnh dậy giữa đêm.

Robot “rắn”hoạt động thế nào?

Hệ thống robot Flex là một hệ thống phẫu thuật với một nội soi robot linh hoạt. Robot nội soi được gắn đèn chiếu ở đầu để hiển thị hình ảnh giải phẫu, giúp bác sĩ hướng robot đến vị trí đúng. Thiết bị này có kích thước nhỏ hơn ngón tay cái người lớn được thiết kế với nhiều đốt gắn với nhau trông như một con rắn robot cực kỳ tinh xảo có thể cử động uyển chuyển, len lỏi vào những cấu trúc phức tạp, ngoằn ngoèo nhất của cơ thể. Bác sĩ phẫu thuật có thể di chuyển ống nội soi robot linh hoạt và điều hướng đường đi với độ xoay gần 180 độ để đến các khu vực khó khăn nhất nhằm thực hiện phẫu thuật mà không làm ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh xung quanh. Khi sử dụng hệ thống này, bác sĩ sẽ đưa máy nội soi và dụng cụ qua các lỗ tự nhiên của cơ thể như miệng hoặc trực tràng của người bệnh, sau đó sử dụng điều khiển giống như phím điều khiển để hướng robot tới vị trí phẫu thuật. Khi đã ở đúng vị trí, hệ thống này chuyển bàn tay, cổ tay và ngón tay của bác sĩ thành các chuyển động chính xác của dụng cụ trong thời gian thực hiện phẫu thuật.

Người bệnh được hưởng lợi gì từ robot “rắn”?

Hệ thống phẫu thuật bao gồm robot “rắn” là công nghệ xâm lấn tối thiểu, cho phép các bác sĩ phẫu thuật tiếp cận những vùng khó tiếp cận của miệng, cổ họng, trực tràng, đại tràng và có thể thay thế phẫu thuật mở trước đây với những vết rạch lớn. Do đó, lợi ích mà công nghệ này mang lại cho người bệnh được nhìn thấy rõ, số ngày nằm viện ngắn hơn, phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng, giảm số lần dùng Thu*c giảm đau, mất ít máu hơn, nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường, ít để lại sẹo… Đối với bệnh nhân ung thư cổ họng, ít gây tổn hại đến mô và ảnh hưởng tới ăn uống cũng như các hoạt động hàng ngày khác. Đối với bệnh nhân ung thư kết tràng và trực tràng có thể làm giảm khả năng phải sử dụng hậu môn nhân tạo…

chứng ngưng thở khi ngủ khá phổ biến trong cộng đồng và được chia làm 3 loại ngưng thở tắc nghẽn (OSA), ngưng thở trung ương (CSA) và ngưng thở hỗn hợp (MSA). Trong đó, ngưng thở tắc nghẽn là tình trạng hay gặp nhất, ảnh hưởng đến khoảng 4% nam giới và 2% nữ giới. Thống kê riêng tại Mỹ cho thấy nước này có tới 22 triệu người bị ảnh hưởng bởi chứng ngưng thở khi ngủ. Khi mắc hội chứng này, một phần não của người bệnh có thể bị đánh thức để chỉ huy cơ thể thở gây suy giảm chất lượng giấc ngủ và nhiều vấn đề về sức khỏe khác, thậm chí Tu vong.Lê Mỹ Giang

((Theo foxnews.com))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/giai-phap-moi-cho-nguoi-mac-chung-ngung-tho-khi-ngu-n141067.html)

Tin cùng nội dung

  • Giấc ngủ hàng ngày vô cùng quan trọng đối với mọi lứa tuổi nhưng đối người cao tuổi (NCT) cần được quan tâm hơn. Bởi vì khi bị rối loạn giấc ngủ, NCT sẽ gặp nhiều điều bất lợi do tuổi cao, sức yếu và mọi chức năng S*nh l* đều bị suy giảm.
  • Ngủ là thời gian trong đó cơ thể hoàn toàn thư giãn nghỉ ngơi để dưỡng sức và tu bổ các hư hao của mô bào trong suốt một ngày làm việc trí óc cũng như chân tay.
  • (Mangyte) - Lúc mới ngủ thì không nghẹt nhưng sáng ra thì thấy nghẹt 1 bên. Chỉ khi nằm ngủ mới bị thôi BS ạ.
  • Cuộc sống bận rộn, nhiều người dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Song theo các chuyên gia, tận dụng giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp đem lại tinh thần sảng khoái.
  • Đối với dân công sở, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn dưới đây để có giấc ngủ ngon lành bạn nhé.
  • Với dân văn phòng, sử dụng máy tính trước khi ngủ là thói quen. Tuy nhiên điều này có những bất lợi nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tôi thường uống sữa trước khi ngủ nhưng gần đây đi khám được biết bị sỏi thận. Vậy tôi có nên tiếp tục uống sữa trước khi đi ngủ không?
  • Khoảng 2 năm nay thỉnh thoảng về đêm, em thấy chồng có hiện tượng tiểu không tự chủ (bị tiểu ra giường)...
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY