Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Giảm thiểu nguy cơ sức khỏe cho mẹ và bé giữa mùa dịch COVID-19

“Bầu bì” lẽ ra là khoảng thời gian hạnh phúc của phụ nữ. Song, mang thai giữa lúc bùng phát dịch COVID-19 khiến mẹ bầu lo lắng, không chỉ lo cho sức khỏe của mình và em bé trong bụng

nguy cơ sức khỏe cho hai mẹ con, thai phụ cần tuân thủ lời khuyên từ các chuyên gia sản-phụ khoa.

Nhận diện những nguy cơ

Một thai phụ ở Vũ Hán (Trung Quốc) đang được thăm khám. Ảnh: Stringer

Nguy cơ nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) của thai phụ ngang với mọi người, nhưng họ dễ gặp biến chứng thai kỳ bởi cơ thể đã có nhiều thay đổi. Tiến sĩ, bác sĩ sản phụ khoa Ann Tan tại Trung tâm Sản phụ & thai nhi ở Singapore cho biết, mang thai đôi khi làm thay đổi khả năng miễn dịch ở phụ nữ - có thể do nghén nặng, thiếu máu hoặc tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần được chăm sóc kỹ hơn để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Bác sĩ Tan khuyên thai phụ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, bao gồm thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, không chạm tay lên mắt-mũi-miệng, nếu có ra ngoài thì tránh tiếp xúc gần với người khác và thực hiện giãn cách xã hội. Những thai phụ đang ở tam cá nguyệt thứ 3 (thai nhi trên 28 tuần) càng phải tuân thủ nghiêm các khuyến cáo trên vì “hệ miễn dịch của thai phụ có phần bị hạn chế, đặc biệt là sau tháng thứ sáu”- bà Birte Harlev-Lam, nữ hộ sinh tại Đại học Nữ hộ sinh Hoàng gia Anh, giải thích.

Nếu chẳng may mắc COVID-19 ở giai đoạn sớm của thai kỳ (thai từ 4-6 tuần), thai phụ cần theo dõi triệu chứng sốt cao, vốn gây bất lợi cho sự phát triển của bào thai, vì sốt cao ảnh hưởng tới cách thức phân chia tế bào và tăng nguy cơ dị tật cột sống và não. Còn nếu mắc bệnh ở cuối thai kỳ, mẹ bầu dễ gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm viêm phổi và giảm ôxy máu. Điều này rất đáng lo ngại, vì nếu chuyển dạ mà không thể tiếp nhận nhiều ôxy như bình thường, họ có nguy cơ gặp tình trạng suy thai và có thể phải sinh mổ.

Chủ động phòng ngừa

Để hệ miễn dịch luôn khỏe trong suốt thai kỳ và sau khi sinh, Tiến sĩ Helen Tang Hiu Tung - bác sĩ sản-phụ khoa tại Bệnh viện quốc tế Matilda (Hong Kong) - khuyên thai phụ nên ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc và tìm hoạt động giải trí phù hợp để giảm căng thẳng tinh thần. Mẹ bầu cũng nên tiếp tục khám thai định kỳ, cập nhật tình hình sức khỏe với bác sĩ để theo dõi và có hướng xử lý kịp thời.

Nhằm bảo vệ em bé, các mẹ nên nhờ người nhà thường xuyên vệ sinh phòng ốc và làm sạch các vật dụng của bé - như nôi, dụng cụ pha sữa, thau tắm… Gia đình cũng nên hạn chế để người thân, bạn bè ghé thăm trong những tuần đầu sau sinh, hoặc thẳng thắn yêu cầu họ rửa tay sát khuẩn, mang khẩu trang trước khi vào nhà và tuyệt đối không cho nựng, hôn, vuốt tóc em bé.

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy mắc COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc thai lưu, cũng như không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nhưng theo nghiên cứu công bố gần đây trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, thai phụ vẫn có thể truyền bệnh cho thai nhi qua nhau thai, dù tỷ lệ lây nhiễm khá nhỏ. Cụ thể là có 3/33 em bé mới sinh có mẹ mắc COVID-19 đã xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Theo ghi nhận của Đại học Bác sĩ Sản & Phụ khoa Hoàng gia ở Luân Đôn (Anh), chưa có bằng chứng SARS-CoV-2 có thể truyền qua sữa mẹ. Nhưng nếu nhận thấy có nguy cơ lây bệnh cho con (do đang nghi nhiễm chẳng hạn), tốt nhất là các mẹ nên nhờ người thân cho con ăn sữa, bằng cách hút sữa mẹ ra ngoài để trẻ bú bình.

AN NHIÊN (Theo SCMP, Daily Mail)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/giam-thieu-nguy-co-suc-khoe-cho-me-va-be-giua-mua-dich-covid-19-a120060.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY