Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc bệnh viện đại học favaloro foundation, buenos aires, hoa kỳ đã phát hiện ra rằng việc giãn cách xã hội do đại dịch covid-19 có liên quan đến việc tăng huyết áp (tăng 37%) ở những bệnh nhân nhập viện cấp cứu.
Thời gian qua việc bắt buộc giãn cách xã hội do covid-19 đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. mọi người được yêu cầu ở nhà, ngoại trừ những người làm các công việc cần thiết (ví dụ như bác sĩ và y tá). công chúng chỉ được phép rời khỏi nhà để mua thực phẩm, Thu*c men và đồ dùng vệ sinh. các trường học đã bị đóng cửa, và các sự kiện công cộng bị đình chỉ.
Gia tăng bệnh nhân tăng huyết áp trong thời gian giãn cách xã hội.
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa cấp cứu của bệnh viện đại học favaloro foundation với 12.241 bệnh nhân đang theo dõi sức khỏe tại nhà có độ tuổi trung bình là 57 tuổi và 45,6% là phụ nữ. sau hai đợt cách ly xã hội do covid- 19, 1.643 bệnh nhân trong số trên được đưa vào cấp cứu, với 391 (23,8%) bệnh nhân nhập viện cấp cứu do bị tăng huyết áp. tần suất tăng huyết áp ở những bệnh nhân từ 21 tuổi trở lên trong ba tháng cách ly xã hội đã tăng lên đáng kể. những lý do nhập viện phổ biến nhất là đau ngực, khó thở, chóng mặt, đau bụng, sốt, ho và tăng huyết áp.
Theo tiến sĩ fosco – người đứng đầu nhóm nghiên cứu: có mối liên hệ giữa sự cô lập xã hội và tăng huyết áp. căng thẳng gia tăng do đại dịch, hạn chế tiếp xúc cá nhân và các khó khăn về tài chính hoặc gia đình, lối sống trong thời gian cô lập xã hội thường ăn nhiều, ít vận động và tăng cân, đều là tác nhân gây nên bệnh tăng huyết áp.
Đối với các bệnh nhân, họ còn cảm thấy căng thẳng tâm lý hơn trong quá trình di chuyển từ nhà đến bệnh viện, một mặt do sự kiểm soát của cảnh sát trong việc hạn chế đi lại, mặt khác do tâm lý lo sợ bị nhiễm sars-cov-2 khi ra đường và tới bệnh viện. ngoài ra, bệnh nhân đang được điều trị tăng huyết áp có thể đã ngừng dùng Thu*c do những cảnh báo về các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với kết quả covid-19.
(Sciencedaily 11/2020)