Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Giờ vàng cho não

Theo thống kê, trên thế giới, tai biến mạch máu não ( gồm xuất huyết và tắc mạch não) là nguyên nhân gây Tu vong, hàng đầu với tỷ lệ khoảng 5 triệu trường hợp/ năm.

Số bệnh nhân được cứu sống nhưng để lại di chứng nặng nề gây tàn phế cũng chiếm tới hàng triệu trường hợp/ năm do không được điều trị kịp thời.

>> Khám bệnh Online tại ALOBACSI.VN  Não được nuôi dưỡng như thế nào?
Mỗi phút não cần một lượng máu nuôi khoảng bằng 15% cung lượng tim (50ml máu cho 100g não/phút). Não cũng sử dụng 20 - 25% lượng ôxy cung cấp cho toàn cơ thể (trọng lượng não chỉ xấp xỉ 2% trọng lượng cơ thể).  Ngoài ra, não cũng cần cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng khác như đường, chất đạm, chất béo, các vitamin để đảm bảo cho các tế bào hoạt động. Để đảm bảo việc cung cấp đủ ô xy và nhu cầu dinh dưỡng nói trên, não có hai hệ thống cung cấp máu: hệ thống động mạch Cảnh và hệ thống động mạch Sống - Nền. Hai hệ thống này hợp với nhau qua một hệ thống vòng nối tại đáy não trước khi phân chia thành các động mạch nhỏ hơn nuôi các phần của não.  Tổn thương mạch máu não

Não chịu “đói” được bao lâu?

Khả năng chịu đựng của tế bào (tb) não rất kém khi thiếu ô xy và các chất dinh dưỡng. nếu thiếu ô xy, sau 5 phút, tb não sẽ tổn thương không hồi phục. một đặc điểm nữa là các tb não không có khả năng sinh mới sau khi các tb cũ đã bị ch*t hoặc bị tổn thương. như vậy, khi bị tai biến mạch máu não (tbmmn), nếu bệnh nhân không Tu vong thì cũng thường bị di chứng thần kinh ở các mức độ khác nhau.

Thế nào là tai biến mạch máu não?

Tbmmn dùng để chỉ tổn thương do mạch máu não gây nên. có hai loại tổn thương chính: mạch máu não bị vỡ gây xuất huyết não và mạch máu não bị tắc (do cục máu đông, mảng xơ vữa…) gọi là nhũn não hay tắc mạch não. cả hai loại tổn thương này đều dẫn tới thiếu cung cấp máu cho não, gây phù não, chèn ép các trung tâm quan trọng của cơ thể như trung tâm hô hấp, tuần hoàn, làm tổn thương tb não gây Tu vong hoặc để lại các di chứng nặng nề về thần kinh.

Cấp cứu bệnh nhân bị TBMMN tại BV Chợ Rẫy TP. HCM.Ảnh: Thanh Niên

Ai có nguy cơ bị TBMMN?

Những người có nguy cơ TBMMN là những người có các bệnh tăng huyết áp (THA), xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao, những người hút Thu*c lá, Thu*c lào, nghiện rượu, các bệnh lý tim mạch gây loạn nhịp tim (loạn nhịp hoàn toàn), những người có dị dạng động mạch, tĩnh mạch não, những người béo phì, người trên 55 tuổi.

Biểu hiện của bệnh

Các biểu hiện của TBMMN rất phong phú đa dạng, biểu hiện tùy theo mức độ tổn thương. Nhẹ thì đau đầu, nôn mửa, méo miệng,  nói khó, rối loạn ý thức, rối loạn cảm giác (tê bì, kiến bò, mất cảm giác), yếu tay, chân. Nếu nặng, bệnh nhân có thể đột ngột liệt tay, chân, đại tiểu tiện không tự chủ, hôn mê sâu, rối loạn thân nhiệt và Tu vong. Giờ vàng trong điều trị

Việc điều trị tbmmn nhìn chung là phải đảm bảo việc cung cấp đủ ôxy và các chất dinh dưỡng cho não càng sớm càng tốt song song với việc điều trị giảm phù não và bảo vệ các tế bào não ở vùng còn có thể cứu vãn được.

Đối với xuất huyết não, điều trị có thể là phẫu thuật lấy bỏ khối máu tụ hoặc mở hộp sọ để giảm áp lực nếu có chỉ định.

Đối với tắc mạch não, hiện nay có một phương pháp tiên tiến đang được áp dụng là sử dụng Thu*c để tiêu cục máu đông, giải phóng chỗ tắc nghẽn, tái lập tưới máu cho vùng não bị tổn thương. tuy vậy, phương pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu bệnh nhân được dùng Thu*c sớm trong vòng 3 giờ sau khi bị tắc mạch não. thời gian can thiệp bằng Thu*c tiêu huyết khối có thể kéo dài từ 4,5 giờ - 9 giờ sau khi bị tắc mạch não cấp tuy nhiên hiệu quả không tốt bằng can thiệp ngay trước 3 giờ đầu.

Thời điểm can thiệp cho cả hai trường hợp xuất huyết não và tắc mạch não đều cần bắt đầu càng sớm càng tốt. Để càng chậm, tế bào não bị ch*t hoặc tổn thương càng nhiều, các biện pháp điều trị càng kém hiệu quả thậm chí còn gây thêm nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy, nếu phát hiện các triệu chứng của TBMMN, nên để bệnh nhân nằm đầu cao 30 - 40 độ C, giữ ấm.
 
Nếu bệnh nhân hôn mê nên cho nằm nghiêng để tránh sặc thức ăn, đờm rãi vào đường hô hấp. Không nâng bệnh nhân dậy đột ngột. Tạm thời không nên cho bệnh nhân ăn, uống (thức ăn, nước, Thu*c). Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, tránh nhầm lẫn cho rằng bệnh nhân bị “cảm”, bị “ngã” và để bệnh nhân ở nhà tự điều trị, đến khi đưa đến bệnh viện thì đã quá muộn cho việc chỉ định các biện pháp can thiệp tích cực. 
  AloBacsi.vn (Theo Ths Vũ Ðức Ðịnh - Sức khỏe & Đời sống)
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/gio-vang-cho-nao-n29338.html)
Từ khóa: AloBacsi.vnnão

Chủ đề liên quan:

Alobacsi.vn

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY