Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Giúp người đái tháo đường đón Tết an vui

Thời tiết lạnh cùng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vui chơi không điều độ... là những nguyên nhân khiến cho người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có nguy cơ trở bệnh trong những ngày Tết.
Thời tiết lạnh cùng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vui chơi không điều độ... là những nguyên nhân khiến cho người mắc bệnh đái tháo đường">đái tháo đường (ĐTĐ) có nguy cơ trở bệnh trong những ngày Tết. Vậy người bệnh cần làm gì để được vui Tết an lành bên người thân? ThS. Phạm Thúy Hường - Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, BV Nội tiết Trung ương sẽ giúp người bệnh vui Tết an lành qua các khuyến cáo dưới đây.

Giữ nếp sinh hoạt ổn định

Dịp sau Tết, bệnh nhân ĐTĐ thường đến viện trong tình trạng đường huyết (ĐH) cao. Nguyên nhân là do sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn; trong mỗi gia đình thường có những món ăn không có lợi cho bệnh nhân ĐTĐ như: bánh chưng, bánh kẹo, đồ uống có gas, rượu, bia, hút Thu*c lá. Bệnh nhân dường như khó cưỡng được sự cám dỗ của các loại thức ăn này... Để bệnh nhân ĐTĐ vui Tết mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe, cần làm những điều sau:

Cần kiểm tra lại toàn diện tình trạng sức khỏe trước Tết; không được quên uống Thu*c hoặc quên tiêm insulin. Trong trường hợp quên thì không được tăng liều cho lần sau. Chủ động tránh xa sự cám dỗ của đồ ăn, thức uống.

Nên tự kiểm tra ĐH bằng máy đo cá nhân để có hướng xử trí kịp thời.

Duy trì thói quen đi bộ (ít nhất 30 phút/ngày) và làm các công việc dọn dẹp nhà cửa, tránh ngồi xem tivi cả ngày. Không nên tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi cường độ cao mà không có sự chuẩn bị trước. Không thức quá khuya hoặc ngủ quá nhiều.

Người nội trợ cũng cần chú ý tới việc lựa chọn thực phẩm nào để cả gia đình vẫn có thể ăn uống vui vẻ, vừa đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng của cả nhà mà không làm ảnh hưởng tới chế độ ăn của người bệnh. Người ĐTĐ vẫn có thể dự tiệc nhưng nên uống rượu bia vừa phải, bởi uống rượu bia có thể gây hạ ĐH,...

Việc nên làm khi trời trở lạnh

Thời tiết lạnh ảnh hưởng rất nhiều tới các bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ, do vậy, khi nhiệt độ ngoài trời quá lạnh, không nên ở ngoài trời lâu, nhất là đối với những bệnh nhân đã có biến chứng tim mạch hoặc biến chứng thần kinh. Bởi khi trời lạnh, cơ thể sẽ có những phản ứng để thích nghi, dễ làm tăng lượng đường trong máu. Thời tiết lạnh cũng dễ gây ra các cơn tăng huyết áp bất thường, dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, lưu lượng máu xuống nuôi dưỡng chân giảm, cùng với cảm giác của da bị kém do lạnh cóng đã khiến bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ rất dễ bị tổn thương. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên hạn chế ra ngoài trời, mặc đủ ấm, uống nhiều nước ấm, nên vận động nhẹ nhàng trong nhà hơn là ra ngoài trời...

Không hạn chế du xuân, nhưng...

Bệnh nhân ĐTĐ hoàn toàn có thể tham gia các cuộc du xuân, lễ hội, tuy nhiên, là đối tượng đặc biệt, nên cần phải có những bước chuẩn bị kỹ càng để dự phòng những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Vì vậy, nên kiểm tra sức khỏe trước khi đi xa; thông báo cho bác sĩ biết lộ trình mà bạn sẽ đi để có được lời khuyên chuẩn bị những gì phù hợp.

Luôn mang theo bên mình những thứ sau: thẻ cá nhân, trong đó có thẻ của bệnh nhân ĐTĐ, để nếu không may bạn xảy ra tình huống hạ ĐH dẫn tới hôn mê thì những người đi cùng đoàn biết và có thể trợ giúp; mang thêm insulin và bơm kim tiêm dự phòng - hoặc Thu*c viên hạ ĐH; máy đo ĐH và que thử để thử máu thường xuyên, nhằm kiểm soát bệnh. Các loại Thu*c cũng phải còn nguyên dạng trong vỉ hoặc lọ của nhà sản xuất, insulin chưa mở,...

Không nên đi giày, dép mới vì chúng có thể làm bạn bị đau chân hoặc làm trầy xước khiến chuyến đi gặp trở ngại.

Nên chủ động mang theo thực phẩm dành cho người ĐTĐ như: sữa, bánh, ngũ cốc... để có thể ăn khi đến bữa mà bữa ăn chưa được chuẩn bị sẵn hoặc đang di chuyển trên đường, đề phòng bị muộn giờ ăn hoặc thay đổi lịch trình.

Cần ăn và uống Thu*c đúng giờ; uống thêm nước và cố gắng vận động càng nhiều càng tốt (nhưng không quá sức) trong suốt chuyến đi.

Kiểm tra chân hằng ngày, nếu lỡ bị phồng rộp chân, hãy dùng chất sát khuẩn nhẹ, băng bảo vệ, không chọc thủng vết rộp; không đi chân trần.

Trọng Nhân

((ghi))

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giup-nguoi-dai-thao-duong-don-tet-an-vui-22523.html)
Từ khóa: dai thao duong

Chủ đề liên quan:

dai thao duong

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY