Tâm sự hôm nay

Hà Nội đặt mục tiêu lao động trẻ em giảm còn dưới 1%

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 195/KH-UBND thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Tp hà nội đặt ra 3 mục tiêu cụ thể để thực hiện trong giai đoạn 2021- 2025, đó là phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em. theo đó, hà nội giảm chỉ tiêu lao động trẻ em và người chưa thành niên (tính từ 5 đến 17 tuổi) dưới 1%. thành phố cũng đặt mục tiêu 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi; 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp.

Vẽ tranh về chủ đề phòng, chống lao động trẻ em.

Đối với mục tiêu truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em, có 90% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng, 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. 85% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. có 90% dn, hợp tác xã (htx), hộ gia đình đặc biệt là dn vừa và nhỏ, htx, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Tp hà nội đặt ra mục tiêu về đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; trong đó, 90% công chức, viên chức cấp tp, quận, huyện và 90% cán bộ, công chức cấp xã ngành lđtb&xh, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ tợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

90% DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, HTX, 70% HTX, hộ gia đình, đặc biệt là hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

Đến năm 2030, tp hà nội tiếp tục duy trì tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên (tính từ 5 đến 17 tuổi) dưới 1% và giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.

Để thực hiện các mục tiêu trong Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, TP Hà Nội đặt ra 8 nhiệm vụ và giải pháp. Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đưa các mục tiêu, chỉ tiêu trong Kế hoạch vào nhiệm vụ, lồng ghép trong xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, lồng ghép vào trong các nhiệm vụ chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và an sinh xã hội, lao động việc làm, giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh những hoạt động truyền thông, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành đoàn thể, tổ chức, người sử dụng lao động, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, đảm bảo quyền trẻ em, đặc biệt tại các làng nghề và khu vực kinh tế phi chính thức.

Người sử dụng lao động, đặc biệt người sử dụng lao động tác các làng nghề, khu vực kinh tế phi chính thức được hướng dẫn về kiến thức, kỹ năng phát hiện và phối hợp với các ban, ngành, cơ quan, tổ chức để can thiệp, hỗ trợ lao động trẻ; hỗ trợ cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, đặc điểm thể chất, tâm lý của trẻ em và theo quy định của pháp luật.

Cùng với việc nâng cao năng lực chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em, UBND TP Hà Nội đặt ra giải pháp xây dựng và triển khai các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Căn cứ vào tình thực tế và điều kiện của địa phương, lựa chọn xã, phường, thị trấn có lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em, có làng nghề truyền thống hoặc có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh... triển khai xây dựng mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em phù hợp như: mô hình phát hiện sớm, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ; mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, cận nghèo. hay, mô hình doanh nghiệp không sử dụng lao động trẻ em; mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức.

Tính đến thời điểm cuối năm 2019, Hà Nội có gần 1,86 triệu trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 23,2% tổng dân số của Thủ đô. Trong đó, có gần 13.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 49.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội ghi nhận gần 41.000 trẻ em có nguy cơ phải lao động sớm, nhưng không có trẻ em phải tham gia lao động sớm trái quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, các cơ quan chức năng thành phố đã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lao động trẻ em; giám sát, kiểm tra công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, trong đó có nội dung phòng ngừa, sử dụng lao động trẻ em.

Ngoài ra, thành phố đã thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ, can thiệp để giảm thiểu lao động trẻ em tại xã hương ngải (huyện thạch thất) và xã hoàng diệu (huyện chương mỹ); xây dựng mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em ở 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn… nhờ đó, gần 18.000 trẻ em và gần 1.600 hộ gia đình có trẻ em đứng trước nguy cơ phải lao động sớm, đã nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt.

VÂN KHÁNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/ha-noi-dat-muc-tieu-lao-dong-tre-em-giam-con-duoi-1-20210904180103848.htm)

Tin cùng nội dung

  • Phát biểu tại Hội nghị quốc gia về chính sách phát triển toàn diện trẻ em đã được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ LĐ-TBXH và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cho rằng: Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để các quyền trẻ em được bảo đảm thực hiện, các vấn đề trẻ em được giải quyết một cách tích cực và bền vững.
  • (MangYTe) - Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị “chăn dắt” bởi các nhóm đối tượng xấu, buộc phải đi bán vé số, xin tiền… tại các địa phương đã xâm phạm nghiêm trọng quyền trẻ em và gây mất trật tự an ninh xã hội, gây bức xức trong dư luận.
  • (MangYTe) - TS Bùi Tiến Đạt (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, tại Việt Nam, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia Phòng ngừa và Giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam nêu khái niệm: Lao động trẻ em là việc trẻ em và người chưa thành niên làm các công việc trái quy định pháp luật về lao động, cản trở hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, nhân cách của trẻ em.
  • (MangYTe) - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TBXH) Đặng Hoa Nam cho biết, 2020 sẽ tập trung thực hiện đồng bộ việc đánh giá, tổng kết, xây dựng chiến lược, chương trình, đề án về trẻ em; tăng cường các giải pháp tạo lập cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em và phát triển toàn diện trẻ em; chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển, hội nhập của đất nước.
  • (MangYTe) - Để hạn chế thực trạng sử dụng lao động trẻ em, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam đã được thực hiện thí điểm trong những thời gian 2015 - 2019 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và An Giang.
  • (MangYTe) - Việc trẻ em tham gia làm việc nhà phù hợp với độ tuổi là điều nên khuyến khích để tăng cường kỹ năng sống cho các em. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, trẻ em tham gia làm việc nhà trong thời gian dài, thậm chí có cả công việc nguy hiểm, độc hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, tinh thần, ảnh hưởng đến thời gian học tập, vui chơi của các em...
  • (MangYTe) - Điều 26 Luật Trẻ em quy định: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
  • (MangYTe) - Trong khuôn khổ các hoạt động trực tiếp của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội phối hợp với tổ chức Lao động quốc tế ký kết thực hiện Dự án từ tháng 12/2018 tại 9 xã thuộc 4 huyện: Chương Mỹ, Gia Lâm, Thạch Thất và Hoài Đức.
  • Trẻ bị Suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những sai lầm, trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của các bậc cha mẹ, đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động và trí thông minh của trẻ.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY