Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội đề xuất hỗ trợ người cách ly y tế 80.000 đồng/ngày

(MangYTe) - Sở Y tế Hà Nội đã có tờ trình khẩn gửi UBND TP Hà Nội về việc hỗ trợ tiền ăn đối với người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

Căn cứ công văn 826/BYT - KHTC ngày 21/2/2020 của Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong phòng chống dịch Covid-19, ngày 2/3/2020 liên Sở: Tài chính, Y tế đã có tờ trình 1157/TTr/TC - YT báo cáo UBND TP xem xét, xin ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND thành phố và quyết định hỗ trợ tiền ăn đối với người bị y tế, cưỡng chế y tế.

Theo đó, đối với các trường hợp cơ sở (không phải là nhà, nơi cư trú) đã bố trí cung cấp suất ăn cho người bị cách ly y tế, cưỡng chế thì không thu tiền của người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

Tiền ăn đã thanh toán sẽ được ngân sách TP bố trí theo thực tế đã phát sinh, tối đa không quá 80.000 đồng/người/ngày. Trong trường hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã bố trí kinh phí, ngân sách TP sẽ không thanh toán, tránh trùng lặp.

Lực lượng chức năng vận chuyển nhu yếu phẩm vào khu vực cách ly ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.

Trong thời gian từ nay đến khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về việc hỗ trợ tiền ăn cho người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế trên cơ sở công văn đề nghị của Bộ Y tế, liên Sở: Y tế, Tài chính đề xuất UBND TP cho phép các cơ sở cách ly y tế cung cấp suất ăn miễn phí cho người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

Mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian cách ly, đối tượng được hưởng là người Việt Nam, người nước ngoài bị áp dụng cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại các cơ sở cách ly.

Nguồn kinh phí chi trả từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp. Cơ sở được giao nhiệm vụ cách ly y tế có trách nhiệm cung cấp bữa ăn cho người bị cách ly.

Trường hợp người bị áp dụng cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế có yêu cầu bữa ăn riêng theo nhu cầu của mình nhưng không phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị cung cấp thì phải tự chi trả phần chi phí tăng thêm (nếu có).

Sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về việc hỗ trợ tiền ăn cho người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế thì thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chí Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Công lý (https://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/ha-noi-de-xuat-ho-tro-nguoi-cach-ly-y-te-80-000-dong/ngay-334942.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY