Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Hà Nội giao 650 tỷ đồng vốn ủy thác giúp người dân vượt khó

(MangYTe) Hà Nội sẽ bổ sung nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác cho chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội năm 2020 (đợt 1) là 650 tỷ đồng để đáp ứng khoảng 65% nhu cầu vốn cần thiết bổ sung để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố.

Thường trực HĐND TP. Hà Nội vừa đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của UBND TP Hà Nội trong việc bổ sung 650 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác (đợt 1) qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) TP cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn để phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hai do dịch bệnh Covid-19.

Trước đó, vào ngày 30/3, UBND TP có văn bản đề nghị Thường trực HĐND TP đồng ý việc bổ sung vốn ủy thác năm 2020 vì mục đích trên. Cụ thể, Hà Nội sẽ bổ sung nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác cho chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội năm 2020 (đợt 1) là 650 tỷ đồng để đáp ứng khoảng 65% nhu cầu vốn cần thiết bổ sung để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố nhằm phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 năm 2020. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Sau khi được cấp vốn, UBND TP đề nghị chi nhánh NHCSXH TP chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, hội, đoàn thể nhận ủy thác tập trung giải ngân kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng để hỗ trợ, khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, theo thứ tự ưu tiên.

Theo đó về đối tượng, trước hết ưu tiên cho hộ được giãn nợ, gia hạn nợ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thứ hai là tới hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình trên địa bàn. Thứ ba là các đối tượng chính sách khác. Thứ tư là cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút lao động.

Về ngành nghề cho vay, sẽ ưu tiên các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng với dịch bệnh Covid-19; các ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng lương thực, thực phẩm, y tế cho nhân dân và các ngành nghề dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn.

Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện thường xuyên chỉ đạo hội, đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền cấp xã, các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở cần tổ chức bình xét cho vay công khai, đúng đối tượng thụ hưởng, không để tổ chức cá nhân lợi dụng chính sách. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng chính sách, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn kịp thời, không để phát sinh nợ xấu.

Chi nhánh NHCSXH TP phối hợp với chính quyền địa phương, hội, đoàn thể nhận ủy thác các cấp cần nắm bắt diễn biến của dịch bệnh Covid-19, chủ động thường xuyên rà soát những trường hợp khách hàng vay vốn bị thiệt hại. Đối với những trường hợp đủ điều kiện xử lý rủi ro cần hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo đúng quy định. Sau đợt giao vốn ủy thác này, TP Hà Nội sẽ tiếp tục bố trí vốn đợt tiếp theo từ nguồn kết dư ngân sách TP năm 2019 theo đúng Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. 

Theo báo cáo của chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm và đặc biệt là dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sản xuất của người nghèo và các hộ chính sách trên địa bàn. Qua rà soát bước đầu, dịch bệnh ảnh hưởng tới nhu cầu vay vốn bổ sung để khôi phục sản xuất, kinh doanh trong năm 2020 là khoảng 1.000 tỷ đồng cho 25.000 khách hàng (đủ điều kiện vay vốn) và nhu cầu bổ sung vốn để bù đắp số vốn chưa thu hồi được so với kế hoạch thu hồi trong năm 2020 là 412 tỷ đồng. Cũng theo NHCSXH, nhóm ngành nghề vay vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngành chăn nuôi, buôn bán nhỏ và kinh doanh dịch vụ, y tế, vận tải. Nhóm này đang có tổng dư nợ là 2.384 tỷ đồng và chiếm 28% tổng dư nợ cho vay.

Việt Hải - Trần Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/ha-noi-giao-650-ty-dong-von-uy-thac-giup-nguoi-dan-vuot-kho-post76188.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY