Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội: Phát hiện cả bia, lò vi sóng trong thùng tiếp tế vào khu cách ly

Dân trí Khi yêu cầu người dân tự mở các thùng đồ tiếp tế để kiểm đồ đạc bên trong, nhiều cán bộ ngã ngửa khi phát hiện cả bia, lò vi sóng, Thu*c lá được nguỵ trang gửi vào trong khu cách ly. Hà Nội: Hình ảnh đối lập tại khu KTX sinh viên nhường chỗ cho người cách ly 26 trường hợp nhiễm Covid-19 xét nghiệm âm tính lần 1 Tổng thống Trump tuyên bố dừng cách gọi “virus Trung Quốc”

Để đáp ứng nơi cách ly cho những công dân trở về từ vùng dịch ngày càng đông, nhiều khu nhà ở học sinh, sinh viên, ký túc xá trên địa bàn đã được UBND Hà Nội cho chuyển đổi thành các khu cách ly tập trung. Trong số này, khu nhà sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp từ đêm 18/3 đã bắt đầu đón những lượt người cách ly đầu tiên.

Mặc dù trong khu cách ly, lực lượng chức năng đã cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, nhưng nhiều người khi biết thân nhân của mình về nước sẽ cách ly tập trung tại đây, cũng đã tức tốc đem đủ các loại đồ đạc tiếp tế cho thân nhân, ngay từ sáng sớm ngày hôm sau.

Không riêng gì khu Pháp Vân – Tứ Hiệp, cảnh tượng người dân tập trung đông nghịt trước rào chắn để chuyển đồ tiếp tế cho thân nhân ở bên trong, cũng được ghi nhận ở nhiều khu cách ly tập trung dành cho công dân từ vùng dịch về trên cả nước. Hiện tượng này không chỉ đặt ra mối lo ngại về vấn đề sức khỏe, khi mà các cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân hạn chế tụ tập đông người để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19, mà sự lo lắng quá mức đã vô tình tạo thêm gánh nặng cho lực lượng đang ngày đêm túc trực tại các khu cách ly.

“Người dân lo lắng cho con cháu là điều dễ hiểu. Chúng tôi luôn tạo điều kiện hết sức để mọi người gửi đồ tiếp tế vào cho thân nhân. Tuy nhiên, nếu đồ tiếp tế chỉ là các nhu yếu phẩm như mì tôm, bánh kẹo, trái cây… thì còn được, đằng này chúng tôi không hiểu vì sao người ta còn gửi cả quạt, bia, lò vi sóng...” – Anh Hoàng, thuộc lực lượng dân quân tự vệ đảm nhận nhiệm vụ trực vòng trong tại khu cách ly Pháp Vân – Tứ Hiệp chia sẻ.

Theo tìm hiểu, các lực lượng tham gia trực vòng trong như anh Hoàng sẽ có nhiệm vụ mang đồ ăn, đồ tiếp tế từ thân nhân đến những người trong khu cách ly. Cùng với đó kiêm thêm nhiệm vụ dọn thu gom rác hàng ngày của các phòng, đem về điểm tập kết rác. Cứ mỗi 2-4 cán bộ sẽ nhận nhiệm vụ trực 1 tầng trong khu cách ly.

“Đồ tiếp tế sẽ được nhận trong các khoảng thời gian quy định; dựa trên thông tin người nhận đã được dán lên các thùng đồ tiếp tế chúng tôi sẽ có nhiệm vụ đem lên tận phòng. Việc người dân gửi cho thân nhân quá nhiều đồ mà tôi nghĩ không cần thiết thực sự khiến chúng tôi mệt mỏi. Gánh nặng không chỉ ở lúc chuyển đồ lên, mà cả lúc dọn dẹp rác của các phòng cách ly, bởi lượng rác đột ngột tăng lên rất nhiều” – Anh Hoàng bộc bạch.

Theo tìm hiểu, lực lượng chức năng đã có quy định về danh mục các loại đồ tiếp tế bị cấm, phổ biến cho những người đang cách ly và thân nhân khi đến thăm. Tuy nhiên, tình trạng các món hàng “cấm” được gửi vào vẫn tiếp diễn. “Thân nhân của người đang cách ly khi đến sẽ được tiếp đón tại khu vực riêng. Chúng tôi cũng yêu cầu người dân tự mở các thùng đồ tiếp tế để đồng kiểm đồ đạc bên trong xem có hợp lệ không. Nhiều lần kiểm tra còn phát hiện người ta lén gửi cả bia vào, Thu*c lá, lò vi sóng...”, anh Dương, thuộc lực lượng Công an nhân dân tham gia chốt trực chia sẻ với PV.

Căn cứ vào tình hình thực tế, lực lượng chức năng đã khuyến cáo người trong khu cách ly chủ động liên lạc với người nhà hạn chế gửi đồ tiếp tế không cần thiết. “Đến hôm nay lượng đồ được gửi vào có giảm, nhưng tôi sợ rằng, khi có đợt cách ly mới chuyển đến tình trạng này sẽ tái diễn” – Anh Dương chia sẻ.

“14 ngày là khoảng thời gian không quá dài, những người cách ly đã được chăm lo đầy đủ từng bữa ăn giấc ngủ. Vì vậy để giảm bớt gánh nặng cho lực lượng chức năng, người dân hãy chỉ tiếp tế những món đồ thực sự cần thiết, như thế đã là góp phần vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 của cả nước”, cán bộ này chia sẻ.

Minh Nhật

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/ha-noi-phat-hien-ca-bia-lo-vi-song-trong-thung-tiep-te-vao-khu-cach-ly-20200325160722020.htm)

Tin cùng nội dung

  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY