Khoa học hôm nay

Hà Nội sẽ tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng không khí

(HNMO) - Ngày 23-2, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo “Quản lý chất lượng không khí - từ cam kết đến hành động”.

(hnmo) - ngày 23-2, ubnd thành phố hà nội phối hợp với ngân hàng thế giới tổ chức hội thảo “quản lý chất lượng không khí - từ cam kết đến hành động”.

Dự hội thảo có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông; lãnh đạo các sở, ngành và các tổ chức quốc tế, nhà khoa học, chuyên gia môi trường…

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian qua, chất lượng cuộc sống của người dân thành phố đang đối mặt với những tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

Theo thống kê, dân số tại Hà Nội có khoảng 9 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm hơn 40%. Toàn thành phố có 17 khu công nghiệp; khoảng 806 làng có nghề, trong đó có 318 làng nghề được công nhận; hơn 7 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ô tô… Đây chính là nguồn phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm không khí ngày càng tăng.

Trước thực trạng đó, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hạn chế nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm không khí, như: Vận hành hệ thống 35 trạm quan trắc không khí tự động, giám sát chất lượng môi trường khí thải; triển khai chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn; chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất, công trình xây dựng gây bụi bẩn; tăng cường tưới nước rửa đường, thu gom rác thải… nhằm hạn chế phát sinh ô nhiễm.

Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cho thành phố theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ sở đó, Sở tiến hành kiểm kê, lượng hóa nguồn ô nhiễm không khí và đưa ra giải pháp phù hợp về chính sách, công nghệ và điều kiện, năng lực của địa phương…

Phát biểu tại hội thảo, đại diện Ngân hàng Thế giới cho biết, người dân Hà Nội đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 vượt tiêu chuẩn quốc gia và cao hơn nhiều so với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Ô nhiễm đặc biệt cao trong những tháng mùa đông do hoạt động đốt rơm rạ hoặc đốt rác thải ngoài trời…

Giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí một cách nghiêm túc đòi hỏi cách tiếp cận có sự phối hợp giữa các tỉnh, thành phố lận cận, dưới sự chủ trì của Hà Nội.

Đại diện Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra một số đề xuất đối với thành phố Hà Nội trong việc hạn chế ô nhiễm không khí.

Cụ thể, thành phố thực thi hiệu quả lệnh cấm đốt rác, phế phẩm nông nghiệp ngoài trời, hỗ trợ quản lý tốt hơn phế thải nông nghiệp và có biện pháp giảm bụi đường phố; củng cố và thực thi các tiêu chuẩn kiểm soát khí thải xe máy, thúc đẩy giao thông công cộng, đẩy mạnh phát triển xe điện… trong thành phố; xây dựng chiến lược quản lý chất thải bền vững để bảo đảm loại bỏ việc đốt rác ngoài trời, tăng tỷ lệ thu gom, phân loại, tái chế và tăng tỷ lệ làm phân hữu cơ; thắt chặt tiêu chuẩn phát thải cho các nhà máy điện và ngành công nghiệp; tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo…

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông đề nghị, các sở, ngành của thành phố tổng hợp, tiếp thu các ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học về các giải pháp nâng cao chất lượng không khí.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, việc giải quyết các thách thức và thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho Hà Nội, góp phần vào nỗ lực chung của Việt Nam thực hiện cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Do đó, bên cạnh quyết tâm của thành phố, cần thiết có sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, sự chung tay hành động của các đơn vị, tổ chức và nhân dân Thủ đô.

Phó chủ tịch ubnd thành phố nguyễn trọng đông yêu cầu, thời gian tới, sở tài nguyên và môi trường và các tổ chức, đơn vị tăng cường đối thoại, hợp tác cùng hành động nhằm nâng cao chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1056365/ha-noi-se-tang-cuong-doi-thoai-va-hop-tac-quoc-te-de-nang-cao-chat-luong-khong-khi)

Tin cùng nội dung

  • Đến hết tháng 8 cả nước đã có gần 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 12 người Tu vong do sốt xuất huyết. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết năm 2015 trên toàn quốc tính tới thời điểm này chưa phải ở mức báo động mặc dù có sự gia tăng hơn so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái
  • Viêm gan A và viêm gan E mặc dù đều là bệnh truyền nhiễm cấp tính thông qua đường tiêu hóa phân và miệng,
  • Bộ Y tế đã phân công 15 bệnh viện thành lập các tổ y tế, mỗi tổ gồm 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 xe cứu thương được trang bị đầy đủ cơ số Thu*c, trang thiết bị y tế... để phục vụ cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành 2/9/2015
  • Trong điều kiện lũ lụt, không có nước sạch thì đau mắt đỏ (viêm kết mạc) cũng là bệnh thường gặp, rất dễ lây lan và phát thành dịch.
  • Tác nhân gây bệnh là con cái ghẻ Sarcoptes scabiei. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc gián tiếp qua đồ dùng, phổ biến vào mùa lũ, khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, thiếu vệ sinh.
  • Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virut sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người. Do đó cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.
  • Sau mưa lũ là điều kiện để phát sinh nhiều loại bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
  • Trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng ở một số địa phương, tuy nhiên khi cán bộ đi tuyên truyền, phun Thu*c muỗi một số hộ gia đình, người dân không hợp tác như: Không mở cửa cho cán bộ y tế vào nhà kiểm tra vệ sinh môi trường diệt bọ gậy hoặc phun hoá chất diệt muỗi...
  • Bệnh lây qua đường tiêu hóa nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống sôi; vệ sinh môi trường tốt, xử lý phân hợp vệ sinh; tuyệt đối không dùng phân tươi để bón rau.
  • Hiện nay, tình trạng xe chở vật liệu, rác thải... làm rơi vãi gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho phương tiện không còn chỉ là những chuyện vặt như thứ rác thải rơi ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY