Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội tiếp tục tăng kỷ lục 468 ca mắc Covid-19

Ngày 30/11, Hà Nội ghi nhận 468 ca Covid-19 mới, cao hơn hôm qua gần 80 ca. Đây là ngày thứ 2 trong tuần Hà Nội lập kỷ lục kép về ca mắc trong ngày và ca cộng đồng.

Sở Y tế Hà Nội tối 30/11 thông báo TP lại tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới gia tăng. 24 giờ qua Hà Nội ghi nhận 468 ca Covid-19 mới trong đó có 274 ca cộng đồng, khu cách ly (138), khu phong tỏa (56).

Đây là ngày thứ 2 trong tuần Hà Nội lập kỷ lục "kép" về ca mắc trong ngày và ca cộng đồng.

468 ca Covid-19 mới phát hiện tại 182 xã phường thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện: Đông Anh (51); Mê Linh (44); Bắc Từ Liêm (41); Quốc Oai (39); Đống Đa (38); Nam Từ Liêm (27); Hoài Đức (25); Gia Lâm (23); Chương Mỹ, Hà Đông (21); Cầu Giấy (19); Hoàn Kiếm (18); Sóc Sơn (16); Thanh Oai, Thanh Trì (12); Ba Đình (10), Hoàng Mai (8); Hai Bà Trưng, Thường Tín (7); Thanh Xuân (6); Đan Phượng (5); Phú Xuyên (4); Sơn Tây, Thạch Thất, Ứng Hòa, Tây Hồ (3); Phúc Thọ, Long Biên (1).

274 ca cộng đồng phân bố tại 116 xã phường thuộc 25/30 quận huyện: Đông Anh (45); Bắc Từ Liêm (31); Mê Linh (30); Hoài Đức (21); Gia Lâm (18); Sóc Sơn (14); Đống Đa, Cầu Giấy (13); Thanh Oai, Nam Từ Liêm, Quốc Oai (12); Hoàn Kiếm (8); Thanh Trì, Hà Đông (7); Thường Tín (6); Đan Phượng, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai (4); Tây Hồ, Ba Đình (3); Chương Mỹ, Thanh Xuân (2); Ứng Hòa, Sơn Tây, Long Biên (1).

Những ngày gần đây, số ca mắc của Hà Nội liên tục lập kỷ lục mới về số ca ghi nhận trong ngày và ca cộng đồng, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà ngày 30/11 cho rằng khi thành phố chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh thì số mắc tăng lên là "khó tránh khỏi", điều này nằm trong dự liệu của chính quyền.

Thành phố đã xây dựng kịch bản tình huống có 100.000 ca mắc. Dù vậy, với tốc độ gia tăng nhanh như hiện nay, đồng thời gia tăng ca cộng đồng, theo bà Hà cần tiếp tục có sự quyết liệt của chính quyền địa phương.

Theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội đưa ra sau cuộc họp chiều qua, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà. Bà Trần Thị Nhị Hà nói đây là thời điểm phù hợp để TP triển khai dù Thành phố đã chuẩn bị các phương án, kịch bản từ rất sớm cho việc này. "Việc triển khai phải phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh" – bà Hà nói.

Hiện thành phố đã giao chính quyền quận, huyện, xã, phường và tổ Covid cộng đồng kiểm tra điều kiện cách ly F1 và điều trị F0 thể nhẹ tại nhà. "Khi phát hiện F0, chúng tôi sẽ xem xét điều kiện, thể trạng bệnh và dựa vào điều kiện gia đình để quyết định điều trị tại nhà hay vào cơ sở thu dung, điều trị" – bà Hà cho biết.

Sở Y tế đã trình UBND Thành phố để thành phố xem xét phê duyệt sớm phương án điều trị F0 thể nhẹ tại nhà ngay trong tuần này.

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, yếu tố quan trọng nhất trong điều trị F0 tại nhà là phát hiện sớm F0 có dấu hiệu chuyển tầng để sớm đưa đến các cơ sở điều trị phù hợp. Đó là khi nồng độ oxy SpO2 giảm xuống dưới ngưỡng an toàn. Ngoài ra, TP cũng đặc biệt quan tâm đến các đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, người nhiều bệnh nền. Với những F0 trong nhóm này, ngành y tế sẽ có chế độ chăm sóc, theo dõi đặc biệt, thường xuyên liên lạc với mục tiêu là giảm tỷ lệ T* vong.

Ngày 30/11, tp hà nội triển khai tiêm vaccine cho trẻ 12-14 tuổi. kết tiêm trong ngày được 31.884 mũi tiêm. cộng dồn từ 27/11 (ngày đầu tiên tiêm vaccine cho trẻ 14 tuổi) đến nay là 143.103 mũi tiêm/394.045 trẻ, đạt tỷ lệ 36,3%.

Với lứa tuổi 15-17 tuổi, trong ngày Hà Nội thực hiện 2.225 mũi tiêm. Cộng dồn từ 23/11 đến 17h30 ngày 30/11, toàn TP tiêm được 283.250 mũi tiêm/307.799 trẻ đạt 92%.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ha-noi-tiep-tuc-tang-ky-luc-468-ca-mac-covid-19-5673943.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY