Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai hôm nay

Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai

Hai bé gái song sinh dính nhau ở bụng

Hai bé gái song thai cùng trứng dính nhau ở bụng và cơ quan Sinh d*c vừa các bác sĩ BV. Hùng Vương phẫu thuật đưa ra khỏi bụng mẹ khi một trong hai bé có dấu hiệu thiếu máu nuôi.

PGS.TS.BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Trưởng khoa Sản bệnh, BV. Hùng Vương cho biết, sản phụ nhập viện với tình trạng thai 33 tuần tuổi. Trước đó người mẹ khám thai ở nơi khác và phát hiện song thai dính nhau.

Tại bv. hùng vương, kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy hai bé dính nhau ở phần bụng và cơ quan Sinh d*c. hai hậu môn riêng nhưng không rõ ràng. đây là trường hợp song thai cùng trứng, có cùng bánh nhau và dây rốn (dù dây rốn chia ra hai nhánh).

Nhập viện được vài ngày, một trong hai bé có dấu hiệu thiếu máu nuôi. nhận thấy tỉnh trạng này có thể khiến bé gặp nguy hiểm kéo theo bé còn lại, bv. hùng vương đã hội chẩn cùng bv.nhi đồng thành phố để hội chẩn và quyết định phẫu thuật giúp hai bé chào đời sớm 7 tuần so với dự kiến.

hai be gai song sinh dinh nhau o bung - 1

Hai bé dính nhau ở phần bụng và bộ phận Sinh d*c.

Sáng ngày 7/6, các bác sĩ bv. hủng vương đã tiến hành ca phẫu thuật bắt con. cả hai bé được đưa ra khỏi cơ thể mẹ thành công.sức khỏe người mẹ và hai bé ổn định.cả hai bé đều có giới tính nữ, cân nặng của hai bé là 3.200g.hiện hai bé đã được đưa về bv.nhi đồng thành phố để được chăm sóc và tiếp tục điều trị.vẫn chưa có thông tin về việc sẽ mổ tách rời hai bé hay không.

Theo BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, song thai có tỷ lệ vào khoảng 1/100 - 1/150 lần sinh và có 2 dạng. Song thai cùng trứng (hiếm hơn - khoảng 1/250 lần sinh): phát triển từ một trứng thụ tinh bởi một tinh trùng, nhưng trong quá trình phát triển chia làm 2 thai, song thai dạng này sẽ sinh ra 2 bé hoàn toàn giống nhau về hình dạng bên ngoài, kiểu gien di truyền và có cùng giới tính.

Song thai khác trứng là 2 trứng thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau và phát triển đồng thời thành 2 thai, tỷ lệ có 2 trứng cùng rụng trong một chu kỳ gia tăng với việc dùng các loại Thu*c kích thích rụng trứng.

hai be gai song sinh dinh nhau o bung - 2

Hai bé được hồi sức tích cực ngay sau khi chào đời.

Trong những người có dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản, có khoảng 25 - 30% là song thai (tam thai chiếm khoảng 5%). hai bé có thể có cùng hay khác giới tính, hình dạng và kiểu gien di truyền tương tự như 2 anh em ruột của 2 lần sinh khác nhau.

Song thai dù ở dạng nào, cũng được coi là thai kỳ nhiều nguy cơ bệnh lý cho cả mẹ và cho con.

Nguy cơ cho mẹ

- Sảy thai có thể gấp đôi thai kỳ bình thường. Thường khi một trong hai thai bị hư, do các sản phẩm thoái hóa từ thai, nhiều khả năng thai thứ hai cũng bị hư tiếp sau đó một thời gian (cũng có khi thai còn lại vẫn tiếp tục phát triển thành một đơn thai, thai ch*t tự tiêu đi hay trở thành “xác ướp” và sẽ được “tống” ra ngoài trong cuộc sinh; người ta đã tính được có khoảng 50% trường hợp song thai có tình trạng này).

hai be gai song sinh dinh nhau o bung - 3

PGS.TS.BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang cùng ê kíp BV. Hùng Vương đang mổ khẩn cứu hai bé

- sinh non chiếm tỷ lệ khoảng 50%, khi tuổi thai càng nhỏ, khả năng sống của trẻ càng thấp và khả năng bệnh lý càng gia tăng. thời gian mang thai trung bình của song thai vào khoảng 35 tuần (thai đủ tháng tính từ 38 - 41 tuần, sinh non khi sinh trước 37 tuần; khi sinh non trước 32 tuần, khả năng sống của thai nhi rất thấp vì phổi chưa đủ trưởng thành).

- Sinh khó: có thể do ngôi thai bất thường hay do tình trạng bụng quá to gây rối loạn cơn gò tử cung làm cuộc sinh tiến triển bất thường (thường là kéo dài).

- mất máu nhiều khi sinh (băng huyết sau sinh): do tổn thương đường Sinh d*c khi sinh, hay do tử cung đã làm việc quá sức khi mang thai và trong cuộc sinh, nên sau sinh không còn đủ sức để co bóp tốt, giúp cho cơ chế cầm máu sau sinh. tình trạng đa ối thường gặp trong song thai cũng thúc đẩy khả năng băng huyết.

- Bệnh lý trong thai kỳ: nhiều bệnh lý có thể gặp, thường nhất là tình trạng tiền sản giật (phù, tiểu ra đạm và cao huyết áp). Khi tiền sản giật nặng nề hay có sản giật (tiền sản giật và cơn co giật), có khi phải chấp nhận lấy thai ngay để cứu mẹ, bất chấp khả năng sống của thai. Nhau bong non cũng thường gặp, đây là tình trạng cấp cứu cho cả mẹ lẫn con, tiên lượng con thường rất xấu, khi xử trí chậm mẹ có khi phải mất cả tử cung, không còn khả năng sinh tiếp tục.

Nguy cơ cho con

- Sức khỏe kém do tình trạng sinh non: khả năng con bị ngạt hay thở kém do phổi chưa đủ trưởng thành, cũng như khả năng bệnh tật sẽ cao, trẻ nhiều nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng và vàng da nặng nề trong giai đoạn sơ sinh. Tu vong do sinh non là nguyên nhân hàng đầu trong Tu vong của song thai.

hai be gai song sinh dinh nhau o bung - 4

Hai bé được đưa đến BV. Nhi Đồng Thành phố theo dõi và tiếp tục điều trị.

- Dị tật thai: thường gấp đôi thai bình thường, đặc biệt là khi có song thai cùng trứng. Dạng dị dạng phức tạp nhất là song thai dính, do trứng khi phân đôi thành hai và phát triển thành 2 thai, nhưng chưa đạt được sự tách đôi hoàn hảo. Loại này thường phải mổ sanh (khi không phát hiện được trước chuyển dạ, có khả năng gây vỡ tử cung khi cố cho sinh bình thường), cũng như việc xử trí cho bé rất khó khăn.

- Tình trạng truyền máu giữa 2 thai: do tình trạng phân bố mạch máu giữa 2 thai, có tình trạng môt thai được tập trung nhiều dinh dưỡng trong khi thai còn lại được ít hơn. Tình trạng này có thể đưa đến một thai bị suy dinh dưỡng, có thể đi đến ch*t trước khi sinh.

Lời khuyên của thầy Thu*c
Nên phát hiện song thai sớm nhằm xác định rõ loại song thai và theo dõi cùng giải quyết kịp thời, hướng dẫn bà mẹ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho phù hợp.
- Siêu âm sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ có khả năng phát hiện song thai 1 hay 2 buồng ối vào khoảng 75%, trong khi siêu âm trễ hơn tỷ lệ này chỉ còn khoảng 50% hay ít hơn nữa.
- Nếu như trong một thai kỳ bình thường, một bà mẹ khỏe mạnh và đủ cân chỉ cần tăng khoảng 8 - 12kg, một trường hợp song thai cần khỏang 18 - 20kg, và đặc biệt cần thêm nhu cầu canxi và sắt nhiều hơn bình thường.
- Lịch khám thai các trường hợp này cũng cần thường xuyên hơn, đặc biệt vào các tháng cuối nhằm phát hiện sớm những nguy cơ cho mẹ và thai nhi; cần gia tăng thông tin tư vấn, đặc biệt báo trước các nguy cơ và dấu hiệu nguy hiểm để bệnh nhân biết lúc nào cần nhập viện theo dõi.
Hai bé trong một lần sinh, sẽ làm gia tăng niềm vui cho bố mẹ và người thân, nhất là khi cả 2 bé đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh tật cho cả mẹ và con, cũng theo đó mà gia tăng, cần phải gia tăng sự cẩn trọng trong theo dõi thai kỳ nhằm hạn chế phần nào bất lợi và để niềm vui làm bố mẹ được trọn vẹn.
Với song thai, nếu khám thai ở những bệnh viện chuyên khoa sản sẽ được phát hiện và cảnh báo từ sớm. Ở trường hợp song sinh cùng trứng dính nhau vừa sinh ở BV. Hùng Vương, thai phụ nhập viện trong tình trạng phát hiện song thai dính nhau ở giai đoạn muộn.

Theo Phương Nghi (Sức khỏe đời sống)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/hai-be-gai-song-sinh-dinh-nhau-o-bung-c85a397122.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY