Bí thư tỉnh uỷ hải dương phạm xuân thăng nhận định: “toàn bộ hệ thống chính trị phải hành động nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, chạy đua với thời gian để chiến thắng dịch bệnh. tận dụng từng phút từng giờ để phòng chống dịch, không địa bàn nào được lơi là chủ quan”.
Sáng 22/2, tại phiên họp công tác chống dịch ở Hải Dương, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng đã nhìn nhận đánh giá lại việc thực hiện chống dịch trong 6 ngày qua và chỉ đạo một số giải pháp quyết liệt hơn cho từng địa bàn.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng chủ trì phiên họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương sáng 22/2.
Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng đã tiếp thu ý kiến từ đoàn công tác chống dịch Bộ Y tế để đưa ra những giải pháp cho thời điểm vàng trước khi hết giãn cách xã hội. Tính đến thời điểm này, tỉnh Hải Dương đã bước sang ngày thứ 7 trong tổng số 15 ngày giãn cách xã hội.
Pgs.ts trần như dương – trưởng đoàn công tác chống dịch bộ y tế tại hải dương nhận định: “toàn tỉnh thực hiện chỉ thị 16 của chính phủ là quyết định đúng đắn và cần thiết bởi tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, xuất hiện việc lây nhiễm trong cộng đồng và gần như không có triệu chứng. hải dương đã rất dũng cảm và chọn cách hy sinh để thực hiện việc giãn cách xã hội, đồng thời tỉnh cũng phải trả giá rất cao về tiền bạc mà không thể đo đếm được. vì vậy, đây chính là khoảng thời gian vàng, chúng ta cần chắt chiu từng giờ từng phút, chạy đua với thời gian để chiến thắng dịch bệnh”.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng chỉ đạo một số giải pháp chống dịch quyết liệt hơn cho từng địa bàn trong 8 ngày tới.
Sau khi nghe báo cáo của các huyện, thị thành phố trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Xuân Thăng khẳng định: “Chúng ta đã từng bước kiểm soát được tình hình trên địa bàn tỉnh. Số ca dương tính phát sinh có xu hướng giảm, đây là điều đáng mừng. Một số địa bàn kiểm soát tốt và trở nên khá an toàn như Chí Linh, nơi diễn ra dịch sớm nhất. Đồng thời nhờ biện pháp chỉ đạo quyết liệt gần đây tỉnh đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, nguy cơ lây lan trong doanh nghiệp hay cộng đồng ở địa phương không còn nữa. Nhiều huyện trong 6 ngày qua không xuất hiện ca mắc mới”.
Tuy nhiên theo ông Thăng, số ca dương tính có giảm nhưng giảm chậm, giảm rất rõ rệt trong khu cách ly và khu phong tỏa, nhưng lại tăng ở một vài ổ dịch xuất hiện trong cộng đồng, tuy không tăng nhiều, tăng nhanh nhưng lại đáng lo ngại.
Ông Thăng nêu cao tinh thần quyết liệt trong 8 ngày tới: “Phải xác định rõ trong 8 ngày tới là giai đoạn tổng tiến công chống dịch của toàn bộ hệ thống chính trị. Toàn bộ hệ thống chính trị phải hành động nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, chạy đua với thời gian để chiến thắng dịch bệnh. Tận dụng từng phút từng giờ để phòng chống dịch, không địa bàn nào được lơi là chủ quan, tất cả đều có thể trở nên không an toàn”.
Trong cuộc họp, Tỉnh uỷ Hải Dương đã thẳng thắn nhìn nhận một số hạn chế trong thời gian tiến hành giãn cách xã hội như việc thực hiện Chỉ thị 16 ở một số nơi chưa được nghiêm, vẫn còn tình trạng tụ tập, các cửa hàng không thiết yếu mở cửa, tập thể dục ngoài đường… Tỉnh ủy Hải Dương yêu cầu các địa phương cần phải nhanh chóng khắc phục.
Các địa phương báo cáo kết quả công tác phòng chống dịch bệnh trong 6 ngày qua.
Ban thường vụ tỉnh ủy phê bình lãnh đạo huyện kim thành chưa sâu sát trong việc giám sát hoạt động của các tổ covid-19 cộng đồng trên địa bàn huyện, vẫn còn chủ quan, lơi là dẫn đến việc chưa giám sát được các ca ho sốt, kết quả khiến ca bệnh kéo dài nhiều ngày trong cộng đồng gây hậu quả nghiêm trọng. bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số nơi chưa thực sự quyết liệt, còn lúng túng, một số địa bàn còn có tư tưởng chủ quan, không có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc nên tính răn đe chưa cao.
Ông Phạm Xuân Thăng yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra những nơi có dấu hiệu vi phạm, chưa chấp hành tốt quy định phòng chống dịch, nếu để xảy ra vi phạm trong công tác phòng chống dịch thì người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền phải chịu trách nhiệm.
Tại cuộc họp PGS.TS Trần Như Dương đã nêu ra những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng vô cùng nguy hiểm: “Trong 1 tuần đã có 6 trường hợp sốt, ho, đau họng, những dấu hiệu điển hình nhất của Covid-19 nhưng không được tổ chức nào phát hiện ra. Đến khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân đến cơ sở y tế mới phát hiện khiến cái giá phải trả là rất lớn”.
PGS.TS Trần Như Dương – Trưởng đoàn công tác chống dịch Bộ Y tế tại Hải Dương phát biểu trong phiên họp.
Ông dương nhấn mạnh vai trò quan trọng của tổ covid-19 cộng đồng trong việc phát hiện các trường hợp ho, sốt: “bởi đây là giai đoạn “phản công”, nếu còn để sót những người có biểu hiện ho, sốt thì hậu họa vô cùng lớn. tổ covid-19 cộng đồng chính là vũ khí lợi hại nhất lúc này. việc chống dịch phải dựa vào nhân dân, từng gia đình, từng người một và tổ covid-19 cộng đồng là biện pháp chiến lược, căn cơ lâu dài cho hải dương.”
Sau khi lắng nghe ý kiến từ chuyên gia bộ y tế, ông phạm xuân thăng kết luận: “toàn bộ các huyện, thị cần củng cố ngay , nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ covid-19 cộng đồng. đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân không hoảng sợ nhưng phải biết sợ, biết tự bảo vệ mình phát hiện ra dấu hiệu không ổn về sức khỏe, tự khai báo y tế. đây là nhiệm vụ cấp bách, trước mắt lâu dài và bền vững. tổ covid-19 cộng đồng sẽ là cánh tay nối đài dể kiểm soát đến từng ngõ ngách, từng hộ dân”.
Kết thúc cuộc họp, Tỉnh ủy Hải Dương cũng đề ra phương án nâng chỉ đạo ngành y tế nâng công suất xét nghiệm tối đa trên địa bàn, huy động tối đa lực lượng lấy mẫu phục vụ công tác xét nghiệm. Hiện nay, tỉnh Hải Dương có thể xét nghiệm 60-80.000 mẫu gộp trong một ngày. Đây chính là chìa khóa để tổ chức xét nghiệm trên diện rộng nhằm đánh giá nguy cơ dịch tễ trên địa bàn sau khi kết thúc giãn cách xã hội.