Khoa học hôm nay

Hãi hùng sinh vật 101 triệu tuổi trong tuyết biển sống dậy, đòi ăn

Những sinh vật bé nhỏ từ thời khủng long được đem về phòng thí nghiệm trong lớp trầm tích đồng bằng vực thẳm South Pacific Gyre vẫn còn sống đến 99,1%!

Nhóm khoa học gia từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển – Đất Nhật Bản đã khai thác được lớp trầm tích quý giá, có niên đại từ 4,3 triệu đến 101,5 triệu năm, tức nhiều phần trầm tích có từ kỷ Phấn Trắng – thời hoàng kim của loài khủng long.

Địa điểm khai thác là khu vực đồng bằng vực thẳm South Pacific Gyre - một phần của hệ thống dòng chảy xoay quanh Trái Đất, bao quanh bởi xích đạo ở phía Bắc, Úc ở phía Tây, Dòng chảy Vòng tròn Nam Cực ở phía Nam và Nam Mỹ ở phía Đông.

Trầm tích gồm "tuyết biển", tức các mảnh vụn hữu cơ có nguồn gốc từ mặt biển, bụi và các hạt được dòng gió và dòng đại dương mang theo… lắng đọng mà thành. Các dạng sống nhỏ như vì khuẩn cũng bị mắc kẹt trong lớp trầm tích này.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét những vi khuẩn bé nhỏ với hy vọng hồi sinh chúng. Họ đã thành công ngoài mong đợi khi phát hiện chúng còn sống đến… 99,1% sau 101,5 triệu năm bị mắc kẹt.

Cách sinh vật này thuộc về rất nhiều nhóm vi khuẩn: Actinobacteria, Bacteroidetes, Firmicutes, Alphaproteobacteria, Betaproteobacteria, Gammaproteobacteria, Deltaproteobacteria, Chloroflexi, Archaea…

Chúng là những vi sinh vật hiếu khí, và có thể đã lựa chọn đáy đại dưng làm nơi trú ẩn bởi chính chất hữu cơ lắng động nơi đây đã giúp chúng duy trì sự sống ở mức tối thiểu.Ngoài ra, sự tích tụ chậm của trầm tích (không quá 1-2 m mỗi triệu năm) giúp oxy xâm nhập sâu vào lớp vật chất này, duy trì nguồn sống cho vi khuẩn.

Các sinh vật "bất tử" này được tìm thấy ở nhiều khu vực, từ đáy biển đến tầng hầm đá sâu thuộc đồng bằng vực thẳm Nam Thái Bình Dương.

Những vi khuẩn sống sót ở trong trạng thái "sẵn sàng để ăn", tiến sĩ Yuki Morono, trưởng nhóm nghiên cứu, tiết lộ.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/hai-hung-sinh-vat-101-trieu-tuoi-trong-tuyet-bien-song-day-doi-an-20200801113914524.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá, can giá..., vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế...
  • Thời tiết nóng bức, quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong.
  • Kháng sinh (còn được gọi là trụ sinh) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.
  • Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm đang là mối đe dọa toàn cầu bởi tính chất nguy hiểm của chúng...
  • Sự kết hợp giữa tobramycin và dexamethasone để điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn nông ở mắt hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
  • Rau mầm là món ăn khá phổ biến hiện nay. Chúng có vị khác và mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều các rau thông thường.
  • Chúng ta đều biết béo phì có liên quan rất lớn đến ăn uống hàng ngày, mùa đông lại là mùa thích hợp để chọn ăn lẩu, tuy nhiên trong lẩu lại kèm theo rất nhiều chất béo. Vậy làm cách nào để được ăn món lẩu thường xuyên mà không làm chúng ta mập ra?
  • Sau ngày lễ tết với thật nhiều thực phẩm phong phú, bạn có thể cảm thấy cơ thể mình đã trở nên nặng nề hơn. Thiếu nhiệt tình làm việc, đầy bụng và rắc rối về tiêu hóa là tác dụng phụ phổ biến sau nhiều bữa tiệc.
  • Việc bảo quản thực phẩm bằng nhiệt độ thấp được sử dụng khá phổ biến từ thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, buồng lạnh, kho lạnh... có thể dễ dàng mua sắm, lắp đặt ở bất cứ đâu có nguồn điện cung cấp. Tuy nhiên, việc bảo quản lạnh phải đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Nên ăn hết trứng luộc, hải sản đã chế biến trong ngày, nếu để qua đêm thì bỏ đi đừng tiếc vì ăn vào sẽ hại gan, hại thận.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY