Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hải Phòng khởi động chiến dịch Không phát hiện = Không lây truyền

Chiều 13/12, Sở Y tế Hải Phòng phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam khởi động chiến dịch Không phát hiện = Không lây truyền (K=K).

Tại lễ phát động, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết Việt Nam trải qua gần 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS và đã triển khai toàn diện, hiệu quả các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS.

Một trong những thành quả đáng ghi nhận của Việt Nam đó là chất lượng điều trị HIV/AIDS. Chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng điều trị HIV/AIDS đó là tải lượng virus HIV trong máu với 2 ngưỡng là nhỏ hơn 1.000 copy/ml được coi là ngưỡng "ức chế"; nhỏ hơn 200 copy/ml máu được coi là ngưỡng "không phát hiện".

Bằng chứng khoa học trên thế giới gần đây đã chứng minh, những người nhiễm HIV có tải lượng virus HIV trong máu dưới ngưỡng không phát hiện thì không có khả năng lây nhiễm HIV cho người khác qua đường T*nh d*c, gọi tắt là K= K. Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân điều trị ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế lên đến 95% và dưới ngưỡng phát hiện đạt 92%. Điều này có nghĩa là 92% trong số 140.000 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV hiện nay ở Việt Nam không có khả năng lây nhiễm HIV cho người khác qua đường T*nh d*c. Việt Nam là một trong các nước đạt tỉ lệ này cao nhất thế giới.

Để duy trì và nâng cao thành quả trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh đề nghị những người có hành vi nguy cơ cao hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn làm xét nghiệm hoặc xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt để biết mình có nhiễm HIV không. Nếu phát hiện bị nhiễm HIV, người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được điều trị ARV. Tuân thủ điều trị ARV theo đúng chỉ dẫn của thầy Thu*c để có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Tất cả mọi người, đặc biệt là cán bộ y tế, người thân, gia đình và cộng đồng không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Hãy hỗ trợ, giúp đỡ để người nhiễm HIV, người có hành vi lây nhiễm HIV tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIVcần tự vươn lên, vượt qua khó khăn, rào cản, không tự kỳ thị chính mình. Hiện nay, HIV/AIDS chưa có Thu*c điều trị khỏi, nhưng với tiến bộ khoa học, HIV/AIDS không còn đáng sợ như trước. Nếu tải lượng virus dưới mức 200 copy/ml máu được coi là ngưỡng không phát hiện và không có khả năng lây truyền sang người khác.

Theo bà Dong Phuong Nguyen, cố vấn Chương trình Nâng cao năng lực hệ thống, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam, đến thời điểm này, hơn 944 tổ chức của 99 nước công nhận và ủng hộ kết quả K= K trong quốc gia và cộng đồng của họ. K= K có nghĩa là sự kỳ thị về HIV cần được xóa bỏ. Việt Nam là quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc phát hành hướng dẫn quốc gia về thực hiện K= K từ tháng 9/2019.

Tiến sĩ Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết, Hải Phòng hiện có 5.858 ca nhiễm HIV, trong đó đã có 3.991 ca được điều trị ARV tại 16 cơ sở, chiếm 84%. Thành phố phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ này đạt 90%. Hải Phòng đã tổ chức đấu thầu mua Thu*c ARV từ nguồn bảo hiểm y tế và hướng dẫn các cơ sở điều trị lập kế hoạch tiếp nhận Thu*c, quản lý sử dụng Thu*c, hỗ trợ đồng chi trả cho bệnh nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hải Phòng cũng là địa phương đầu tiên triển khai chương trình nhận Thu*c ARV từ quỹ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, Cục Phòng chống HIV/AIDS, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người bệnh được tiếp cận, điều trị hiệu quả.

Tiến sĩ Phạm Thu Xanh cũng cho biết, K= K là một phần trong các mục tiêu hướng tới sự tham gia của cộng đồng. Hải Phòng xác định giải quyết vấn đề kỳ thị cùng với xét nghiệm HIV sớm, mở rộng điều trị ARV là yếu tố then chốt giúp Hải Phòng sớm kết thúc dịch AIDS. Hải Phòng tập trung vào các nhóm đối tượng đích là người sống chung với HIV, nam quan hệ T*nh d*c đồng giới, nam B*n d*m, tăng cường phổ biến thông điệp K= K, tập huấn và truyền thông toàn diện về tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng virus trong các quần thể đích, khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng Thu*c kháng virus cho những người có HIV để ngăn chặn sự lây truyền HIV.

Minh Thu (TTXVN)
Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/hai-phong-khoi-dong-chien-dich-khong-phat-hien-khong-lay-truyen-20191213190835557.htm)

Tin cùng nội dung

  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Thuốc điều trị HIV và AIDS được sử dụng để giảm số lượng HIV trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Có sáu loại Thuốc kháng HIV. Thông thường, có ba loại Thuốc khác nhau được dùng kết hợp, gọi là liệu pháp kết hợp. Việc dùng Thuốc đúng và đủ là rất quan trọng để duy trì hiệu quả điều trị cũng như giúp ngăn chặn virus trở nên kháng Thuốc. Thuốc điều trị HIV và AIDS được dùng suốt đời.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY