Khoa học hôm nay

Hàm cá sấu “nhạy cảm” đến đâu?

Xương hàm của cá sấu nhạy cảm còn hơn cả đầu ngón tay người, nhờ hàng loạt đốt sần tí hon nằm dọc theo hàm.

Hàm cá sấu vô cùng "nhạy cảm"

Theo các nhà khoa học, chính nhờ quai hàm siêu nhạy này mà cá sấu vừa có thể ấp trứng trong miệng với sự nhẹ nhàng tuyệt đối, vừa có thể đớp mồi cực mạnh chỉ sau chưa đầy 1 giây.

“Ngay khi cảm thấy có thứ gì đó chạm nhẹ vào hàm, chúng sẽ đớp ngay”, nhà sinh học Ken Catania thuộc Đại học Vanderbilt cho biết.

Catania đã sử dụng kính hiển vi điển tử để quan sát cấu trúc của các đốt sần này trên cá sấu châu Mỹ và cá sấu sông Nile. Ông nhận thấy bên trong chúng đều chứa rất nhiều đầu dây thần kinh siêu nhạy có khả năng phát hiện dao động và áp lực. Sau đó, họ đã truy vết các đầu dây thần kinh này để xác định nguồn khởi phát tín hiệu đầu tiên.

Kế tiếp, nhóm của catania đã chuyển sang nghiên cứu chức năng của mạng lưới thần kinh này. những nghiên cứu trước đây cho rằng các đốt sần trên mặt cá sấu có thể phát hiện nồng độ muối trong nước, vì thế họ đã thử thả cá sấu sông nile vào nước mặn rồi đo tín hiệu điện tử do các tế bào thần kinh phát ra. tuy nhiên, cá sấu không hề có phản ứng gì.

Ngược lại, trong bài sát hạch về độ nhạy cảm với va chạm, catania đã thả một sợi tóc trúng đốt sần và phát hiện thấy mạng lưới tế bào thần kinh tại đây liên tục phát đi tín hiệu. “chúng nhạy cảm còn hơn cả đầu ngón tay người”, ông cho biết.

Nhờ sự nhạy cảm này mà cá sấu có thể dùng hàm ngoạm chặt con người chỉ trong vòng 50 mili giây. thế nhưng những con bò sát khổng lồ này cũng có thể trở nên rất dịu dàng khi ngậm trứng trong miệng và di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Bước tiếp theo của các nhà khoa học là xác định xem khu vực nào trong não phụ trách tái tạo các tín hiệu thần kinh được gửi về từ bướu mặt này. “Cá sấu không phải tổ tiên của loài người, nhưng chúng là một nhánh sinh vật rất quan trọng, cho phép chúng ta điền vào những chỗ trống còn thiếu trong ô chữ tiến hóa”, Catania kết luận.

1

Theo Y Lam/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/ham-ca-sau-nhay-cam-den-dau-96236.html

Theo Y Lam/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ham-ca-sau-nhay-cam-den-dau/20210203040107927)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà nghiên cứu của Trường Y học Nhiệt đới Liverpool (Anh) đang sử dụng một kỹ thuật mới có tên gọi antivenomics
  • Vào đầu năm 1961, khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai chuyển toàn bộ lên Bệnh viện C ở số 43 phố Tràng Thi, Hà Nội. Bệnh viện C trước đây vốn là một bệnh viện nội khoa dành cho các cán bộ trung cấp. Vẫn lấy tên là Bệnh viện C nhưng nay nội dung phục vụ là mới, là một bệnh viện chuyên khoa Phụ và Sản.
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Không hiểu sao em có thói quen nhìn vào những nơi nhạy cảm của người đối diện, mặc dù em không cố ý...
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY