Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Hàng trăm người vui vẻ ra về khi hết cách ly ở khu KTX Pháp Vân: Được chăm sóc chu đáo, em tăng sương sương 3kg

Cùng mọi người hoàn thành cách ly ra về, Quách Thị Lương Chuyên ở Thái Bình vẫy tay chào và vô cùng cảm kích trước sự tận tình của đội ngũ lực lượng chức năng đã chăm sóc cho cô trong những ngày qua.

Chiều 3/4, trời Hà Nội lả tả những giọt mưa nặng hạt, sương mù. Thế nhưng tại Khu ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội) không khí rộn rã hơn những ngày trước. Đây cũng là ngày

Lực lượng chức năng giúp những người bị

Chiều 3/4, hàng trăm người hoàn thành cách ly ở ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp hoàn thành nhiệm vụ cách ly được trở về nhà.

Thượng tá Lê Văn Thắng, Phó trưởng Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết cơ quan này đang tăng cường lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự tại khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp phục vụ việc bàn giao người hoàn thành cách ly phòng dịch Covid-19 cho gia đình.

Theo ông Thắng, đợt cách ly đầu tiên, khu cách ly Pháp Vân tiếp nhận 1.800 người. Trong đó, có 50 người nước ngoài, còn lại là người Việt về từ các vùng có dịch trên thế giới. Từ ngày 2/4, sau khi hết thời gian cách ly 14 ngày theo quy định, 192 người đã được về nhà khi đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-Cov-2 (gây dịch bệnh Covid-19).

Được trở về sau 14 ngày cách ly ai ai cũng vui mừng.

Lực lượng dân phòng, thanh niên tình nguyện, quân đội giúp người dân vận chuyển đồ.

Một người nước ngoài cùng nhiều trẻ nhỏ được ra về.

Chiều nay, 3/4, khu cách ly Pháp Vân sẽ tiếp tục cho 247 người về nhà sau khi đã có kết quả xét nghiệm. Từ nay đến 6/4, 1.842 người cách ly đợt 1 tại đây sẽ được về để đón người tới cách ly đợt 2.

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội về vận chuyển người dân về địa phương sau khi hết thời hạn cách ly tập trung, phòng chống dịch bệnh COVID-19, đơn vị này đã chuẩn bị 100 xe buýt.

Trong hôm nay, Transerco sẽ huy động 20 xe buýt loại trung bình, sức chứa 60 chỗ, mỗi xe có 2 tài xế để vận chuyển người dân hết thời gian cách ly trở về các địa phương như Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ…

Từ nay đến 6/4, 1.842 người cách ly đợt 1 tại đây sẽ được về để đón người tới cách ly đợt 2.

Có người chờ người thân đến đón.

Tranh thủ chụp ảnh tạm biệt nơi đây gắn bó suốt 14 ngày qua.

Những ngày ở khu cách ly mọi người được kiểm tra sức khoẻ đầy đủ.

Bạn Bùi Thị Ngọc Bích (ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình) chia sẻ, trước đó đi từ Lào về Hà Nội ngày 19/3. Trong những ngày bị cách ly theo dõi Bích đã nhận được sự quan tâm chu đáo của mọi người.

“Em rất biết ơn Nhà nước, các cơ quan ban ngành tạo điều kiện cho chúng em có nơi cách ly sạch sẽ, đồ ăn đảm bảo 3 bữa/ngày. Hộ lý chăm sóc nhiệt tình chu đáo, mang cơm đến tận phòng, mỗi ngày có 2 lần kiểm tra thân nhiệt, ai có hiện tượng ốm đau có bác sĩ chăm sóc thăm khám luôn. Em cũng đăng ký đi xe buýt về quê”, Bích cho hay.

Được trở về nhà sau 16 ngày bị cách ly, Nguyễn Thị Hà Duyên (32 tuổi ở Thái Bình) vui vẻ bởi bản thân không bị lây nhiễm COVID-19. Trước đó, chị Duyên đi từ Lào về nước ngày 19/3 và được đưa về khu ký túc xá sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp để thực hiện việc cách ly.

Kỷ niệm đáng nhớ của nhiều trẻ nhỏ trong những ngày thực hiện cách ly.

Xe buýt cũng được điều động chở mọi người về quê nhà.

Lái xe buýt được trang bị đầy đủ thiết bị y tế bảo hộ.

Lực lượng quân đội hướng dẫn mọi người lên xe.

Những ngày được cách ly ở đây, chị Duyên vô cùng cảm kích trước tấm lòng, sự nhiệt tình, tận tâm tận lực của lực lượng công an, quân đội, đội ngũ y bác sĩ, hậu cần chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chị cũng như mọi người. Chị Duyên xúc động gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người.

Cũng như chị Duyên, bạn Quách Thị Lương Chuyên (19 tuổi, quê Ninh Bình) vui vẻ ôm những người bạn cùng phòng mới quen trong thời gian cách ly trước khi lên xe để trở về quê hương.

Chuyên vui vẻ chia sẻ: “Chúng em rất xúc động bởi sự tận tình của lực lượng chức năng trong những ngày cách ly, ai cũng thân thiện, chu đáo. Bản thân ăn uống đầy đủ nên em tăng sương sương 3kg”.

Trước đó, ngày 18/3, TP.Hà Nội đã trưng dụng khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) cho người Việt Nam tại các vùng có dịch trên thế giới về cách ly, phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời bố trí 1 đội y tế dự phòng, 2 đội đảm bảo y tế làm nhiệm vụ tại khu cách ly. Việc quản lý, vận hành khu cách ly do Bộ Tư lệnh thủ đô đảm nhận.

Mạng Y Tế
Nguồn: SaoStar (https://saostar.vn/xa-hoi/tin-nong/hang-tram-nguoi-vui-ve-ra-ve-khi-hoan-thanh-cach-ly-o-khu-ktx-phap-van-7280513.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải quyết chế độ đối với thanh niên xung phong (TNXP) làm nhiệm vụ ở Ga Gôi (tỉnh Nam Định) bị nhiễm chất độc do hóa chất phát nổ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.