Đoàn viên thanh niên thuộc đoàn khối các cơ quan thành phố hà nội trong chuyến hành trình về nguồn
Háo hức trên chuyến xe hành trình về nguồn, hơn 30 đoàn viên thanh niên thuộc đoàn khối các cơ quan thành phố hà nội không giấu được niềm vui khi có mặt nơi núi rừng sơn la, nơi có cảnh đẹp thiên nhiên say đắm lòng người, nơi lưu giữ chứng tích của một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng. mọi người đến đây được lắng nghe những câu chuyện về ý chí chiến đấu anh dũng kiên cường, xúc động và nghẹn ngào rồi tự hỏi: điều gì có thể khiến các chiến sĩ cách mạng kiên cường đến vậy? điều gì khiến họ không hề khuất phục trước sự tù đầy khắc nghiệt của thực dân pháp? có lẽ câu trả lời đơn giản thôi, bởi dòng máu anh hùng đã ăn sâu, thấm đẫm vào từng thớ thịt, vào tư tưởng, vào trái tim của những người con đất việt, những người con "có thể hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước".
Năm 1904, sau khi chuyển tỉnh lỵ từ vạn bú về đóng tại sơn la. thực dân pháp đã tiến hành xây dựng tòa sứ, nhà giám binh, trại lính, nhà giám ngục trên đồi khau cả. "khau cả" theo tiếng địa phương tức là sừng cứng (vững chắc) đây cũng là vị trí thuận lợi có thể phòng thủ về mặt quân sự, vì từ đây có thể quan sát được thị xã sơn la cả bốn phía và cũng nằm án ngữ giữa ngã ba đường (sơn la – hà nội; sơn la - điện biên, lai châu; sơn la - mường la).do vậy, thực dân pháp đã ráo riết cho xây dựng nhà tù sơn la.
Nhà tù sơn la cũng được mệnh danh là địa ngục trần gian, chỉ xếp thứ hai sau nhà tù côn đảo đã từng giam cầm rất nhiều đồng chí cốt cán của đảng, trong đó có đồng chí tô hiệu
Đây là trại giam được Pháp xây dựng rất kiên cố và vững chắc, tường được xây bằng đá hộc lẫn gạch dày từ 30 – 60cm, sàn nằm của tù nhân xây bằng đá mặt láng xi măng lạnh tê người, cuối mép sàn đều gắn hệ thống cùm chân tập thể. Với bốn bức tường đá cao 3.9m quét hắc ín, trên trần quét vôi trắng, nhà vệ sinh nằm trong phòng giam, ẩm thấp, hôi thối, không khí luôn ngột ngạt, khó thở. Chính môi trường và chế độ tù đày hà khắc, bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng của nhiều tù nhân.
Cây đào mang tên đồng chí tô hiệu như một biểu tượng về sức sống mãnh liệt về tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sỹ cộng sản tại nhà tù sơn la.
Dừng chân bên cây đào tô hiệu, các đoàn viên được lắng nghe câu chuyện về người chiến sỹ kiên trung tô hiệu. tháng 12/1939 các đảng viên trong tù đã bí mật triệu tập một hội nghị để thảo luận và thành lập chi bộ lâm thời gồm 10 đồng chí, đồng chí nguyễn lương bằng được cử giữ chức vụ bí thư. tháng 2/1940, chi bộ lâm thời chuyển thành chi bộ chính thức, đồng chí trần huy liệu giữ chức vụ bí thư, đồng chí tô hiệu làm chi ủy viên.
Trong các phòng giam, thực dân Pháp đều cho xây dựng hệ thống cầu tiêu nổi hoặc đặt các thùng đựng không có nắp đậy nên lúc nào cũng ngột ngạt rất ô nhiễm và làm cho tù nhân ức chế về mặt tinh thần và nhụt trí chiến đấu của tù nhân chính trị.
Cầu thang xuống xà lim ngầm, nơi Kh*ng b* tinh thần đấu tranh. trong đợt mở rộng diện tích nhà tù năm 1930 thực dân pháp đã cho xây dựng khu xà lim ngầm sâu trong lòng đất là 3,5m, với diện tích 110m2 , có 5 xà lim cá nhân, 2 xà lim tập thể, một phòng hỏi cung. chúng thiết kế 3 cánh cửa gỗ chắn phía trên lối đi xuống xà lim. đặc biệt là vào thời điểm năm 1936 – 1939 khi có những đoàn nhà báo quốc tế đến đưa tin về tình trạng tù chính trị tại sơn la. lúc này, thực dân pháp đã thiết kế ván sàn vừa khít lối xuống hầm ngầm cho chất bao lương thực, thực phẩm lên cao để ngụy trang là kho chứa lương thực, phía trên là bếp nấu ăn. đây là một bằng chứng về tội ác dã man của thực dân pháp.
Mỗi xà lim cá nhân thực dân Pháp thiết kế sàn nằm có chiều dài 1,6m, chiều rộng 60cm, một hốc nhỏ để bô đựng phân, bên trên để cơm và nước, cửa sổ nhỏ thông lên mặt đất được chắn bởi lưới mắt sàng.
Căn hầm chật hẹp, ẩm thấp, ngột ngạt chỉ có 6 lỗ cửa nhỏ trông lên mặt đất, không khí vốn đã thiếu lại thêm hơi người càng ngột ngạt, khó thở.
Tại khoảng sân chung thực dân pháp còn thiết kế một bể nước ngầm với dung tích 50m3 nước để cho tù nhân sinh hoạt mà không có hệ thống dẫn nước vào mà chúng tạo công việc khổ sai cho tù nhân chính trị tại nhà tù sơn la.
Hàng ngày chúng bắt tù nhân đi chở nước từ suối nậm la cách nhà tù khoảng 1 km bằng những chiếc xe bò chở những thùng phi đẩy ngược dốc lên đổ vào bể phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của tù nhân. mỗi một ngày 2 tù nhân đẩy chung nhau 14 xe nước, đây là một trong những công việc lao động khổ sai cực nhọc nhất tại nhà tù sơn la. mặc dù mỗi một ngày số lượng nước tù nhân lấy về rất lớn nhưng khẩu phần nước phân phát cho mỗi tù nhân thì rất ngặt nghèo, có những thời điểm thực dân pháp chỉ cho tù nhân một ngày 1 ống bơ nước, còn lại nước tại bể chúng xả xuống cống thoát nước theo lối xuống xà lim ngầm.
Thiết kế của trại giam 3 gian khác với các trại giam khác, sàn nằm của tù nhân bằng gỗ có gắn cùm chân chạy suốt theo chiều dài sàn nằm, hệ thống cùm này chúng chỉ thiết kế 1 kích cỡ chân duy nhất nhưng tù chính trị lại có hàng trăm kích cỡ chân khác nhau nên khi bị giam ở chân các tù nhân thường bầm dập và ứa máu.
Nhiều câu chuyện xúc động về những người chiến sĩ cộng sản tại nhà tù sơn la được "kể lại" cho du khách tham quan
Tập thể đoàn khối các cơ quan thành phố hà nội thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại nhà tưởng niệm. nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhà tù sơn la được khánh thành dịp kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2017.
Năm 1962, di tích nhà tù sơn la được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia và năm 2015, di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt. hiện tại, nhà tù sơn la là điểm tham quan lịch sử gắn với những tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng sẵn có của tỉnh đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. nơi đây thu hút hàng triệu lượt du khách về học tập, nghiên cứu, nhất là vào những dịp kỉ niệm lớn của đất nước, trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh sơn la thời gian qua. bình quân mỗi ngày, khu di tích lịch sử nhà tù sơn la đón từ 250 đến 300 lượt du khách trong và ngoài nước.
Ngọc Trang