Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hạt lạc - Bổ huyết, chống viêm

Củ lạc miền Nam gọi đậu phộng, đậu phụng. Nhưng gọi đúng là quả lạc ở Trung Quốc gọi là quả trường sinh (sống đời). Dinh dưỡng học gọi là “thịt thực vật”.

Lạc là món ăn có khắp nơi, cảm giác đầu tiên là thơm, bùi, ngậy và có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh. Nhưng ăn thế nào để tận dụng hết tiềm năng của nó thì lâu nay ít ai quan tâm, thậm chí còn để lãng phí rất nhiều những tưởng là quá bình thường này.

Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn, cước khí.

Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần.

Vỏ cứng ngoài cùng đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch làm lưu thông máu.

Lạc vừa là món ăn ngon vừa là vị Thu*c.

Một số món ăn từ lạc để chữa bệnh

Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 12-18g chia làm 2, nấu ăn trong ngày. Ăn thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ.

Thiếu máu, tim hồi hộp, đoản hơi khó thở, đau đầu, suy nhược, hấp thụ kém: Có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm; dùng: lạc nhân cả vỏ lụa 6-20kg, táo tàu 6-10 quả (bỏ hạt). Đem 2 thứ hầm với nhau quấy nhuyễn. Ngày dùng 1 thang chia 3 lần uống với nước hầm táo tàu. Nếu cho thêm 12-15g long nhãn để ăn càng có hiệu quả cao. Kinh nghiệm tốt cho trường hợp thiếu máu, thiếu sắt.

Bổ khí dưỡng huyết: Canh gân bò, đỗ, lạc. Gân chân bò 100g, lạc cả vỏ lụa 100-150g. Hầm cho nhừ nhuyễn lạc là ăn được.

Bổ huyết, sinh huyết: Xương sống lợn hầm lạc, xương sống lợn 500g, lạc nhân cả vỏ lụa 100g. Hầm nhừ ăn cái uống nước. Ngày 1 lần.

Chữa tiểu cầu giảm, máu chậm đông: Lạc nhân rang để cả vỏ lụa 60g chia làm 4 lần, nhai ăn trong ngày. Có tác dụng bổ tỳ, ích vị, dưỡng huyết, cầm máu.

Bổ khí huyết, tăng tiết sữa (do khí huyết kém): Lạc nhân (cả vỏ lụa) 50g, nấm hương 20g, 1 chân giò, thái miếng lấy phần nhiều nạc ít mỡ. Hầm nhừ, ngày ăn một lần hoặc cách ngày một lần.

- Lạc nhân 60g, đậu nành 60g, một móng lợn ninh nhừ cho đường hoặc muối để ăn.

Bổ khí huyết, thông sữa: 100g mực, 50g lạc nhân cả vỏ lụa, đun chín thêm gia vị.

Chảy máu cam: Lạc nhân cả vỏ lụa 250g sắc uống dần. Có thể lấy vỏ lụa lạc nhét vào mũi.

Tăng huyết áp: Lạc nhân cả vỏ lụa ngâm giấm trong 5-7 ngày. Nhai hằng ngày sáng tối mỗi lần 5-10 hạt, liệu trình 2 tuần. Hoặc làm nộm lạc cần tây ăn.

Viêm hốc mũi: Lạc nhân cả vỏ lụa 7-8 hạt cho vào 1 dụng cụ kim loại để lên bếp lửa cho cháy bốc khói xông mũi cho đến khi hết khói. Ngày một lần, liệu trình một tháng.

Phù thũng 2 chân: Lạc nhân cả vỏ lụa 100g, tỏi 30g thái lát, táo tàu 15g, dầu ăn 15g. Đun nóng dầu cho tỏi vào phi thơm rồi mới cho lạc, táo và nước vào nấu cho đến khi nhừ nát. Chia 2 lần ăn trong ngày.

Chữa đau họng mạn tính, khản tiếng: Canh lạc dùng 100g lạc nhân cả vỏ lụa cho nước nấu chín thêm gia vị. Ngày ăn một lần. Có thể phối hợp với giá đậu xanh cho vào canh trước khi nhắc ra (ăn tái).

Chữa ho khan, lâu ngày, khản tiếng: Lạc nhân 30g sắc lên rồi cho vào 30g mật ong. Có thể thêm táo tàu 30g sắc lên ăn cái uống nước.

Hen suyễn: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu 15g, đường phèn 15g, sắc kỹ. Ăn dần 2-3 lần trong ngày, có thể để hoặc bỏ lá dâu.

Đau dạ dày, tá tràng: Lạc nhân 30g, ngâm nước 30 phút sau đó giã nát, rồi cho 200ml mật ong vào trộn đều. Uống tối trước khi đi ngủ.

Chảy máu ngoài da: Vỏ lụa lạc nhân tán bột hoặc vò nát (nếu không tán được) rắc lên vết thương chảy máu. Thích hợp khi cấp cứu chảy máu nhẹ, sơ cứu trước khi đến bệnh viện.

Kiêng kỵ: Nếu theo các bài nêu trên thì trái với lâu nay nói ho kiêng lạc thì nên hiểu là hạn chế vì đang ho nếu có đàm lại ăn chất béo vào nữa là không hợp lý. Ăn nhiều quá sẽ bị đầy vì nhiều dầu khó tiêu cũng gây ho (quan hệ biểu lý phế đại tràng trong Đông y).

Còn kiêng dùng lạc khi bị tiêu chảy, trạng thái hàn, có thấp trệ (không tiêu). Người cắt túi mật không nên dùng (thiếu mật để nhũ hóa chất béo), có hiện tượng tụ máu, có nhọt lở vì lạc béo. Kỵ ăn lạc cùng dưa chuột và cua.

Phó Thuần Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hat-lac-bo-huyet-chong-viem-n2316.html)

Chủ đề liên quan:

bổ huyết hạt lạc

Tin cùng nội dung

  • Thịt cá basa được sử dụng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng phòng chữa bệnh.
  • Không phải ngẫu nhiên mà lạc được người Trung Quốc đặt cho những cái tên thật đẹp như hoa sinh, quả trường sinh, đường nhân đậu...
  • Đại táo, còn gọi là táo tàu, táo đen, hồng táo, có tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk, là một vị Thu*c rất thông dụng trong y học cổ truyền
  • Theo y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu tiêu thũng, bổ huyết, tráng dương.
  • Sau phẫu thuật, đặc biệt là các cuộc mổ lớn và vừa, người bệnh thường lâm vào tình trạng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể bởi nhiều lý do như: mất máu và tiêu hao năng lượng quá nhiều;
  • Bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như: vết đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị Thu*c quý.
  • Agiao là chất keo khô nấu bằng da con lừa: Theo Đông y a giao có vị ngọt, tính bình; vào các kinh: can, phế và thận...
  • Đào, mận, vải tuy ngon nhưng cần ăn có giới hạn nhất định để tránh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
  • Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra rằng việc làm đẹp thông qua ăn uống rất quan trọng. Nếu bạn khéo kết hợp chúng với những dược liệu từ thiên nhiên thì sẽ có được một làn da trẻ trung căng mịn, mái tóc óng ả mà không tốn tiền để mua các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.
  • Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị Thu*c... được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị Thu*c lâu đời trong Đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY