Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm hôm nay

Quy tỳ thang: bài Thuốc đông y bổ huyết dưỡng âm

Dùng sâm, truật, linh, thảo để kiện tỳ ích khí, gia Hoàng kỳ để tăng thêm công hiệu ích khí, Táo nhân, Viễn chí, Quế viên để dưỡng tâm an thần, Mộc hương lý khí tỉnh tỳ.

Thành phần

1. Nhân sâm 12 gam (hoặc Đảng sâm).

2. Táo đỏ 3 quả.

3. Hoàng kỳ 12 gam.

4. Bạch truật 12 gam.

5. Phục thần 12 gam.

6. Toan táo nhân 12 gam.

7. Quế tròn 8 gam.

8. Mộc hương 2 gam.

9. Chích cam thảo 2 gam.

10. Đương quy 8 gam.

11. Viễn chí 4 gam.

12. Gừng sống 3 lát.

Cách dùng

Ngày dùng 1 thang, đun sắc, chia 2 lần uống. Thuốc hoàn mỗi lần dùng 4-8 gam ngày 2-3 lần.

Công dụng

Kiện tỳ ích khí, bổ huyết dưỡng tâm.

Chữa chứng bệnh

Bài này chủ trị tâm tỳ đều hư, khí huyết không đủ, thần mỏi người mệt, ăn ít, tim hồi hộp, mồ hôi trộm, mất ngủ, hay quên do tỳ không thông huyết dẫn đến tiện huyết và phụ nữ rong huyết.

Giải bài Thuốc

Bài này là phương Thuốc bổ cả tâm và tỳ. Dùng sâm, truật, linh, thảo để kiện tỳ ích khí, gia Hoàng kỳ để tăng thêm công hiệu ích khí, Táo nhân, Viễn chí, Quế viên để dưỡng tâm an thần, Mộc hương lý khí tỉnh tỳ. Tăng hợp tác dụng bài này tuy bổ cả khí và huyết, cùng chữa tâm tỳ nhưng mục đích chủ yếu của nó là chữa huyết hư. Sở dĩ dùng số lớn Thuốc kiện tỳ bổ khí, một là do “khí năng nhiếp huyết” và “khí năng sinh huyết” nên dùng nó để “nhiếp huyết sinh huyết” để chữa chứng “tì không thống huyết” dẫn đến băng huyết, hai là tỳ là nguồn sinh hóa khí huyết, tỳ vận động khỏe thì sinh hóa khí huyết không ngừng, dễ hồi phục. Do tâm chủ huyết, dựa vào huyết dịch để hoạt động, người huyết hư thường thấy tim hồi hộp, ít ngủ hay quên nên bài này lại dùng Táo nhân, Viễn chí, Quế viên để dưỡng tâm huyết mà an thần.

Cách gia giảm

Bài này gia Thục địa gọi là Hắc quy tỳ hoàn, tác dụng bổ huyết càng mạnh, có Thuốc chế sẵn bán ở hiệu Thuốc.

Phụ phương

Dưỡng tâm thang:

Gồm các vị Hoàng kỳ, Nhân sâm, Chích cam thảo, Phục linh, Phục thần, Đương quy, Xuyên khung, Bá tử nhân, Toan táo nhân, Viễn chí, Ngũ vị, Nhục quế, Bán hạ.

Điều khác chủ yếu với Quy tỳ thang là do không dùng Bạch truật nên tác dụng xổ bổ tỳ ít, gia các vị Bá tử nhân, Ngũ vị để dưỡng tâm huyết, liễm tâm âm, dùng ít Nhục quế để thông tâm dương, ninh tâm an thần, tác dụng càng mạnh hơn. Còn thêm bớt các vị Thuốc khác, ý nghĩa không lớn, gọi là Quy tỳ trọng tâm để bổ dưỡng tâm tỳ khí huyết, gọi là dưỡng tâm trọng tâm là dưỡng huyết an thần.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thuocdongyhieunghiem/quy-ty-thang/)
Từ khóa: quy tỳ thang

Chủ đề liên quan:

bổ huyết quy tỳ quy tỳ thang

Tin cùng nội dung

  • Nói đa dụng vì nó chữa được nhiều loại bệnh, có bệnh thuộc dạng nan y. Nói tốt cho người hiếm muộn vì từ lâu nó được dùng chữa cho các trường hợp, cả nam lẫn nữ
  • Thịt cá basa được sử dụng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng phòng chữa bệnh.
  • Đại táo, còn gọi là táo tàu, táo đen, hồng táo, có tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk, là một vị Thu*c rất thông dụng trong y học cổ truyền
  • Theo y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu tiêu thũng, bổ huyết, tráng dương.
  • Sau phẫu thuật, đặc biệt là các cuộc mổ lớn và vừa, người bệnh thường lâm vào tình trạng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể bởi nhiều lý do như: mất máu và tiêu hao năng lượng quá nhiều;
  • Bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như: vết đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị Thu*c quý.
  • Agiao là chất keo khô nấu bằng da con lừa: Theo Đông y a giao có vị ngọt, tính bình; vào các kinh: can, phế và thận...
  • Đào, mận, vải tuy ngon nhưng cần ăn có giới hạn nhất định để tránh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
  • Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra rằng việc làm đẹp thông qua ăn uống rất quan trọng. Nếu bạn khéo kết hợp chúng với những dược liệu từ thiên nhiên thì sẽ có được một làn da trẻ trung căng mịn, mái tóc óng ả mà không tốn tiền để mua các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.
  • Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị Thu*c... được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị Thu*c lâu đời trong Đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY