Ẩm thực hôm nay

Cá diếc bổ huyết, ích thận

Cá diếc thịt trắng thơm ngon bổ lành, giàu dược tính. Cá diếc chế biến và sử dụng đúng sẽ tăng giá trị bổ dưỡng và tác dụng chữa bệnh.
Cá diếc còn có tên khác là tức ngư, phụ ngư. Họ cá chép (Cyprinidda).Tên khoa học Carassius auratus L.

Trong y học cổ truyền cá diếc còn có tên lý ngư có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng kiện tỳ, lợi thấp, khai vị, hạ khí thông nhũ, thanh nhiệt giải độc... Trị tỳ vị hư ăn kém, ho tức ngực, tiểu tiện không lợi, đái tháo đường, tăng huyết áp và các chứng liên quan hư nhược do khí huyết hư. Thịt cá giàu protid; có lipid, canxi, phosphor, sắt; vitamin B1, B6… đều là dưỡng chất cần thiết với mọi lứa tuổi. Xin giới thiệu một số món ngon - dược thiện có cá diếc:

Chữa phụ nữ có thai, ăn kém hay nôn: Ăn cá diếc hằng ngày tác dụng kiện tỳ mát gan, dưỡng khí huyết.

Chữa phụ nữ sau sinh thiếu sữa: Ăn các món chế biến từ cá diếc bổ khí huyết, thông sữa.

Chữa tinh hoàn sưng đau, sốt nóng. Dùng bài Cá diếc om với đậu đỏ: cá diếc, đậu đỏ, hành tây, hành ngò, tiêu, mắm muối gia vị vừa đủ om ăn. Tác dụng: thanh thấp nhiệt, tiêu ứ trệ.

Chữa S*nh l* yếu, ăn ngủ kém. Dùng bài Lẩu cá diếc bông súng: cá diếc, đậu phụ, dứa, me, rau đắng, hoa lý, bông súng, giá đậu xanh, gừng, hành ngò gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Tác dụng: kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.

Chữa chứng tỳ hư đầy bụng, chậm tiêu. Dùng bài Cá diếc kho củ cải: cá diếc, củ cải, thịt ba chỉ, hành, gừng, tiêu, đường, mắm muối gia vị vừa đủ kho ăn. Tác dụng bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết thông trệ.

Chữa viêm đại tràng mạn. Dùng bài: Cá diếc kho dưa: Cá diếc, dưa chua, cà chua, hành gừng mắm muối gia vị vừa đủ kho ăn. Tác dụng: bổ huyết, ích tỳ vị, thanh thấp nhiệt.

Chữa ho tức ngực, đờm vàng. Dùng bài Canh cá diếc cải cúc: cá diếc nướng lấy thịt chao mỡ, rau cải cúc, gừng, hành ngò gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng: bổ phế mát can, kiện tỳ hóa đờm.

Chữa đái tháo đường người nóng. Dùng bài: Canh cá diếc hoa thiên lý: Cá diếc, hoa thiên lý, hành, gừng mắm muối gia vị vừa đủ nấu ăn. Tác dụng: ích khí sinh huyết, lợi ngũ tạng.

Chữa tiểu ít, phù nhiều nửa người dưới. Dùng bài: Cá diếc kho dứa: cá diếc, dứa chín, củ cải, hành lá, ớt, mắm muối đường, tiêu, dầu ăn gia vị vừa đủ kho ăn. Hoặc bài Cá diếc kho thịt: cá diếc, thịt ba chỉ, gừng ớt, hành, tiêu, đường, mắm muối, gia vị vừa đủ kho ăn. Tác dụng: thanh thấp nhiệt, ích tỳ thận.

Chữa da khô sần ngứa. Dùng bài Canh cá diếc rau má: Cá diếc nướng lấy thịt, rau má, gừng, hành ngò gia vị vừa đủ nấu canh ăn nhiều lần. Tác dụng: dưỡng huyết, thanh thấp nhiệt, tiêu độc.

Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt. Dùng bài Canh cá diếc nấu cần: Cá diếc, rau cần ta, cà chua, thì là, rau ngổ, hành, ngò gia vị vừa đủ nấu ăn. Tác dụng: bổ âm thanh hỏa, hạ áp.

Chữa viêm gan, tiểu vàng do thấp nhiệt. Dùng bài Lẩu cá diếc: cá diếc, cà chua, đậu phụ, dứa, me, rau đắng, dọc mùng, bông chuối, gừng, hành, ngò gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Hoặc bài Cá diếc kho mộc nhĩ: cá diếc, mộc nhĩ, nấm hương, nghệ, dầu ăn, hành tím, đường gia vị vừa đủ kho ăn. Tác dụng: thanh can, lợi thấp nhiệt.

Chữa bệnh trĩ, kiết lỵ ra máu. Dùng bài Canh cá diếc rau răm: cá diếc, cà chua, rau răm, thìa là, gừng, hành, ngò gia vị vừa đủ nấu canh nhúng rau diếp ăn. Tác dụng: kiện tỳ, thanh thấp nhiệt.

Lương y Minh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ca-diec-bo-huyet-ich-than-n134348.html)

Chủ đề liên quan:

bổ huyết cá diếc ích khí

Tin cùng nội dung

  • Đại táo, còn gọi là táo tàu, táo đen, hồng táo, có tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk, là một vị Thu*c rất thông dụng trong y học cổ truyền
  • Theo y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu tiêu thũng, bổ huyết, tráng dương.
  • Sau phẫu thuật, đặc biệt là các cuộc mổ lớn và vừa, người bệnh thường lâm vào tình trạng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể bởi nhiều lý do như: mất máu và tiêu hao năng lượng quá nhiều;
  • Bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như: vết đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị Thu*c quý.
  • Agiao là chất keo khô nấu bằng da con lừa: Theo Đông y a giao có vị ngọt, tính bình; vào các kinh: can, phế và thận...
  • Trên số báo 92 ra ngày 11/6, chúng tôi đã giới thiệu một số thực phẩm thông dụng hàng ngày với thể bệnh can thận âm hư.
  • Đào, mận, vải tuy ngon nhưng cần ăn có giới hạn nhất định để tránh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
  • Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra rằng việc làm đẹp thông qua ăn uống rất quan trọng. Nếu bạn khéo kết hợp chúng với những dược liệu từ thiên nhiên thì sẽ có được một làn da trẻ trung căng mịn, mái tóc óng ả mà không tốn tiền để mua các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.
  • Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị Thu*c... được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị Thu*c lâu đời trong Đông y.
  • Cá diếc còn gọi là tức ngư, là một loài cá nước ngọt, có thịt dày, vị thơm, là món ăn ngon và lành. Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, nên được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY