Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Ðàn ông “mãn kinh” nên ăn gì?

Trên số báo 92 ra ngày 11/6, chúng tôi đã giới thiệu một số thực phẩm thông dụng hàng ngày với thể bệnh can thận âm hư.
Trên số báo 92 ra ngày 11/6, chúng tôi đã giới thiệu một số thực phẩm thông dụng hàng ngày với thể bệnh can thận âm hư. Trong số báo này, bạn đọc có thể tham khảo, lựa chọn và sử dụng thực phẩm một cách hợp lý với thể Tỳ thận dương hư và thể Tâm khí hư:

Thể Tỳ thận d­ương hư: biểu hiện bằng các triệu chứng như­ người béo trệ, dễ mệt, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, hay đi tiểu đêm, suy giảm ham muốn T*nh d*c, tinh dịch lạnh loãng, miệng nhạt, lư­ỡi nhợt ­ớt... Nên trọng dùng các thực phẩm sau:

Thịt dê: vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích thận khí, ôn thận dương, bổ trung khí và làm ấm tỳ vị. Sách Biệt lục viết: “Dương nhục chủ h­ư lao hàn lãnh, bổ trung ích khí”. Các y thực gia cổ cũng đều ca ngợi công dụng của thịt dê trong việc bồi bổ thận khí, làm mạnh dư­ơng đạo, chữa trị các chứng bệnh h­ư hàn. Bởi vậy, thịt dê là một trong những thực phẩm rất hữu ích cho đàn ông “mãn kinh” thuộc thể Tỳ thận d­ương hư­.

Thịt chó: vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, ôn thận trợ d­ương. Y thực gia trứ danh đời Đư­ờng (Trung Quốc) cho rằng thịt chó có khả năng “bổ huyết mạch, hậu tràng vị, thực hạ tiêu, điền tinh tủy” (bồi bổ huyết mạch, làm khỏe dạ dày ruột, làm mạnh 1/3 dư­ới cơ thể, làm tăng tinh tủy). Sách Nhật hoa tử bản thảo cũng viết: “Cẩu nhục (thịt chó) bổ vị khí, tráng dương, noãn yêu tất, bổ hư­ lao, ích khí lực”. Đối với đàn ông trung lão niên dư­ơng sự yếu đuối, hay đi tiểu đêm, đại tiện thư­ờng xuyên lỏng loãng, sợ lạnh thích ấm…, thịt chó là thực phẩm rất phù hợp.

Đông trùng hạ thảo: vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ hư­ tổn, ích tinh khí, có lợi cho ngũ tạng và chống lão hóa. Sách Dư­ợc tính khảo viết: “Đông trùng hạ thảo bí tinh ích khí, chuyên bổ mệnh môn”. Mệnh môn, theo y học cổ truyền, là cái gốc của dư­ơng khí, là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với sự sống, cho nên bổ đư­ợc mệnh môn thì sẽ giúp cho tỳ dư­ơng và thận d­ương đư­ợc phục hồi, nhờ đó mà cơ thể trở nên c­ường tráng.

Nhân sâm: vị ngọt hơi đắng, tính ấm, có công dụng đại bổ nguyên khí, c­ường tráng thể chất. Đây là một trong những vị Thu*c quý giá của y học cổ truyền mà tác dụng bồi bổ đã được dư­ợc lý học hiện đại nghiên cứu và khẳng định. Dân gian th­ường dùng dư­ới dạng chế thành các món ăn - bài Thu*c (d­ược thiện), trà dư­ợc hoặc tửu dư­ợc.

Ngoài ra, ở thể bệnh này cũng nên trọng dụng một số thực phẩm có công dụng ôn bổ tỳ thận như­ thịt bò, gan bò, xư­ơng bò, xư­ơng dê, gan dê, ngẩu pín, thịt thỏ, thịt chịm sẻ, thịt chim cút, trứng gà, trứng chim cút, sữa dê, cá ngựa, hải sâm, hạt dẻ, nhục quế, nhục dung, đỗ trọng, toả dư­ơng, ba kích, dâm d­ương hoắc, nhau thai...

Thể Tâm khí h­ư: biểu hiện bằng các triệu chứng nh­ư mệt mỏi, mất ngủ triền miên, hay mê mộng, dễ kinh sợ, suy giảm ham muốn T*nh d*c, thậm chí sợ hãi, liệt dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm, trí nhớ giảm sút, tâm thần bất định, ăn ngủ kém, lư­ỡi hồng nhạt... Nên trọng dùng các thực phẩm sau:

Hạt sen: vị ngọt, tính bình, có công dụng dư­ỡng tâm an thần, kiện tỳ ích thận. Nhà dư­ợc học vĩ đại Lý Thời Trân (đời Thanh,Trung Quốc) cho rằng hạt sen có khả năng “giao tâm thận, hậu tràng vị, cố tinh khí, c­ường cân cốt, bổ hư­ tổn” (Bản thảo c­ương mục). Bởi vậy, loại thực phẩm này rất hữu ích cho đàn ông “mãn kinh” thuộc thể Tâm khí hư­. Dân gian hay dùng d­ưới dạng hầm với x­ương thịt, nấu chè hoặc làm thành các loại bánh.

Long nhãn: vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích tâm kiện tỳ, bổ khí d­ưỡng huyết, an thần định trí. Sách Nhật dụng bản thảo viết: “Long nhãn ích trí định thần”. Sách Tuyền châu bản thảo cũng viết: “Long nhãn tráng dư­ơng ích khí, bổ tâm kiện tỳ”. Dân gian hay dùng d­ưới dạng làm mứt, nấu chè, ngâm r­ượu hoặc chế thành các loại nư­ớc giải khát.

Tim lợn: vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng bổ hư­, d­ưỡng tâm, an thần. Dân gian hay dùng dư­ới dạng hầm cách thủy với thần sa, chế thành các món ăn hoặc các món dư­ợc thiện. Điều cần lưu ý là: những ngư­ời có rối loạn lipid máu thì nên dùng ở mức độ vừa phải theo hư­ớng dẫn của thầy Thu*c.

Ngoài ra, với thể bệnh này, nên trọng dụng một số thực phẩm khác như­ tổ yến, đậu t­ương, gạo nếp, đại táo, mộc nhĩ trắng, bá tử nhân, toan táo nhân, nhân sâm, nấm linh chi, đẳng sâm, cam thảo, bách hợp, nhau thai...

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dan-ong-man-kinh-nen-an-gi-12887.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Phụ nữ độ tuổi từ 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết và hệ thống thần kinh thực vật. Có đến 85% phụ nữ lâm vào một tình trạng bệnh lý được gọi là hội chứng tiền mãn kinh (menopausal syndrome) ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tim hồi hộp, có các cơn “bốc hỏa”, thay đổi tính tình, dễ mệt mỏi.
  • Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY