Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hậu COVID-19 ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, T*nh d*c ra sao?

MangYTe - Bên cạnh các di chứng kéo dài điển hình như mệt mỏi, khó thở, nhức đầu… thì COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, T*nh d*c của cả nam và nữ ra sao đang được rất nhiều người quan tâm.

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới công bố người nhiễm và hậu nhiễm covid-19 gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản - ảnh: unfpa peru

Tuổi Trẻ Online đã có buổi trao đổi vấn đề này với PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung - chuyên gia sản phụ khoa đầu ngành tại TP.HCM, nguyên giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, chủ tịch Liên chi Hội Phụ sản TP.HCM.

Bà cũng là một trong các bác sĩ tại TP.HCM tham gia tư vấn sức khỏe người dân miễn phí qua tổng đài 1022 từ đầu mùa dịch COVID-19.

* Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới công bố người nhiễm và hậu nhiễm COVID-19 gặp những vấn đề có liên quan đến sức khỏe sinh sản. Là một chuyên gia sản phụ khoa nhiều năm kinh nghiệm, xin bác sĩ giải thích rõ hơn nguyên nhân này?

- đây là vấn đề thế giới rất quan tâm. có nhiều nghiên cứu đã được công bố khiến những bệnh nhân đã mắc covid-19 rất lo lắng. người ta đã chứng minh rằng virus sars-cov-2 sau khi nhiễm vào cơ thể con người có thể khiến tinh trùng của nam giới giảm chất lượng và số lượng.

Còn ở nữ thì hoạt động của buồng trứng và tử cung bị ảnh hưởng làm giảm khả năng thụ thai (do nang trứng không phát triển) và giảm khả năng làm tổ của trứng.

Để giải thích mối liên hệ này, ta phải nhìn lại cơ chế gây bệnh của virus SARS-CoV-2. Cấu trúc protein của virus này có các gai S. Những gai này rất có ái lực với thụ thể ACE 2 (angiotensin-converting enzyme 2). Khi muốn xâm nhập vào tế bào cơ thể người, virus phải gắn gai S với thụ thể ACE 2 nằm trên màng tế bào. Sau đó, chúng chuyển vật liệu di truyền, hòa vào nhân tế bào con người.

Thụ thể ace2 hiện diện rất nhiều ở màng tế bào niêm mạc miệng, phổi, tim và các cơ quan khác khắp cơ thể, trong đó có cơ quan sinh d*c - là cơ quan đích dễ bị virus tấn công. ở nam nhiều nhất là tinh hoàn và ở nữ là buồng trứng, nội mạc tử cung. vì thế, khi nhiễm covid-19 thì khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng.

PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung

* Khi chúng "tấn công" các bộ phận Sinh d*c nam, nữ sẽ gây ra những hậu quả nào, mức độ ra sao, thưa bác sĩ?

- các nghiên cứu cho biết khi virus gắn vào các thụ thể ace2 ở tinh hoàn nam giới thì sẽ ảnh hưởng đến các cấu trúc nằm trong tinh hoàn như ống sinh tinh, tế bào nuôi dưỡng tinh trùng là tế bào sertoli và tế bào leydig là nơi sản xuất ra testosterone (hormone sinh d*c nam).

Testosterone có vai trò quan trọng hỗ trợ cho sự sinh sản và phát triển tinh trùng. khi tinh hoàn bị nhiễm virus thì phản ứng viêm tế bào xảy ra, làm giảm tiết nội tiết tố testosterone, giảm sự sinh tinh trùng.

Chính vì vậy, số lượng và chất lượng tinh trùng bị ảnh hưởng theo. nếu phản ứng viêm nhiều sẽ gây ra hiện tượng xơ hóa, tác động xấu đến quá trình sinh tinh trùng và có sự rối loạn cương dương.

Tuy nhiên, vấn đề rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới có phải do ảnh hưởng covid-19 hay không thì còn là vấn đề bàn cãi vì những rối loạn này cũng có thể do tâm lý căng thẳng khi mắc bệnh… nhưng chất lượng và số lượng tinh trùng ở người bị nhiễm covid-19 bị suy giảm thì đã được những nghiên cứu trên thế giới xác nhận.

Còn ở nữ sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của nang noãn, niêm mạc tử cung bị viêm, từ đó tác động xấu đến quá trình trứng thụ tinh và làm tổ.

Riêng vấn đề ham muốn t*nh d*c ở nữ, theo một nghiên cứu ở pakistan từ tháng 6-2020 đến tháng 3-2021 trên 300 phụ nữ bị nhiễm covid-19 nặng tham gia trả lời bảng câu hỏi đánh giá rối loạn t*nh d*c (fsfi) sau khi khỏi bệnh cho thấy tỉ lệ nữ giới suy giảm ham muốn t*nh d*c đáng kể so với trước khi mắc bệnh. sự khác biệt trước và sau mắc bệnh có ý nghĩa thống kê.

Tại việt nam, từ những bệnh nhân tôi từng thăm khám và qua chia sẻ của đồng nghiệp là chuyên gia nam học, chúng tôi ghi nhận có bệnh nhân bị ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, t*nh d*c sau khỏi covid-19. tuy nhiên, kết quả này chưa được thống kê nghiên cứu tại việt nam đầy đủ vì chưa có dữ liệu so sánh với thời điểm trước khi họ nhiễm covid-19.

Chẳng hạn bệnh nhân nam sau nhiễm covid-19 đi khám hiếm muộn được cho làm xét nghiệm tinh dịch đồ thì thấy có kết quả thấp hơn tiêu chuẩn. tuy nhiên trước khi nhiễm covid-19, họ chưa đi khám nên bác sĩ không biết chất lượng tinh trùng của họ thế nào, vì thế không thể đưa ra kết luận có phải do covid-19 gây ra hay không.

* Vậy việc mang thai và sinh con bị ảnh hưởng ra sao?

- như phân tích nêu trên, sars-cov-2 có ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng ở nam giới; nang noãn, niêm mạc tử cung ở nữ giới. điều này có tác động không tốt đến quá trình thụ thai nhưng virus không lây truyền qua thai nhi.

Về tỉ lệ thai nhi bị dị tật ở thai phụ nhiễm COVID-19 không có khác biệt so với thai phụ bình thường vì virus không lây truyền từ mẹ sang con.

Ngoài ra phụ nữ mang thai bị nhiễm covid-19 dễ sinh non hơn do khi thai phụ bị viêm phổi nặng thì cần chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ và con bất kể tuổi thai nào. nhiều trường hợp mẹ đã phải mổ cấp cứu khi thai chưa được 30 tuần. sau khi đem thai ra khỏi tử cung thì sự hồi sức giúp thở cho mẹ mới có hiệu quả tốt hơn.

Đừng vì ngại mà rơi vào 'vòng luẩn quẩn'

Các bác sĩ cho biết những bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe t*nh d*c, sinh sản thường có tâm lý ngại ngùng nên chần chừ đi khám. pgs.ts.bs vũ thị nhung khuyến nghị: "mọi người nếu gặp các di chứng hậu covid-19, đặc biệt về sức khỏe sinh sản, rối loạn t*nh d*c, cần gặp bác sĩ tư vấn để được điều trị kịp thời. nếu để kéo dài, vấn đề bản thân gặp phải không được giải quyết sẽ làm tinh thần suy sụp. và như một vòng luẩn quẩn, cả sức khỏe và tinh thần càng ngày càng xấu hơn.

Hiện nay đã có nhiều bệnh viện bắt đầu triển khai khoa hậu COVID để điều trị những di chứng COVID-19 kéo dài, hy vọng có thể giúp bệnh nhân sớm trở về tình trạng sức khỏe bình thường như trước khi nhiễm bệnh".

* Kỳ tới: Hậu COVID-19 ở trẻ ra sao, chăm sóc thế nào?

'Chiến đấu' với ho kéo dài, vượt nguy cơ đột quỵ sau COVID-19

TTO - Sau khi mắc COVID-19, nhiều người 'khủng hoảng' bởi những cơn ho kéo dài kèm các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở, thậm chí có di chứng rối loạn đông máu có thể dẫn đến đột quỵ.

XUÂN MAI thực hiện

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/hau-covid-19-anh-huong-suc-khoe-sinh-san-tinh-duc-ra-sao-202201231739188.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Nếu bạn được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư khi còn là thanh-thiếu niên, việc cân nhắc về khả năng sinh sản sau này là rất quan trọng nếu bạn muốn có con
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY