Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Hầu hết trẻ dưới 6 tuổi đều có hiện tượng bàn chân như thế này nhưng không ít bố mẹ lại vội vã đưa con đi điều trị

Lo sợ dấu hiệu bất thường ở bàn chân của con sau này sẽ ảnh hưởng đến hình thể, phong cách của bé nên nhiều phụ huynh đã vội cho trẻ mang giày chỉnh hình, điều này có thực sự cần thiết hay không?

Thời gian gần đây, khi trả lời thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa, tôi giật mình khi nhận ra hình như có quá nhiều trẻ ở việt nam được chẩn đoán hội chứng bàn chân bẹt (flat foot) và được điều trị.

Bàn chân bẹt là hiện tượng mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm tĩ nào. đa số trẻ em sinh ra có bàn chân phẳng, lòng bàn chân không có hình vòm. trong quá trình phát triển, vòm xương bàn chân sẽ hình thành, vòm xương bàn chân có tác dụng như bộ phận giảm xóc và phân chia sức ép lên bàn chân, khi không có vòm xương hay có rất ít, sức nặng cơ thể sẽ dồn nhiều vào gót chân và mất bộ giảm xóc nên dễ tổn thương hơn. cấu trúc hình vòm giúp chúng ta đi lại linh hoạt hơn. chỉ có một số ít bàn chân bẹt không tạo được vòm kể cả tới tuổi trưởng thành.

Hiện tượng bàn chân bẹt ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thông thường trẻ nhỏ hơn 6 tuổi sẽ có bàn chân bẹt tự nhiên, vì các lý do sau đây:

- xương bàn chân chưa phát triển, còn mềm, vòm xương chưa định hình, các khớp còn rất dẻo

- trẻ nhỏ có một lớp mỡ dày phía bên trong bàn chân nên sẽ che mất vòm xương bàn chân nên lúc nào nhìn cũng bẹp.

Như vậy hiện tượng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là một hiện tượng S*nh l* bình thường và không gây hại gì, không cần phải điều trị, trừ khi trẻ có thêm các bất thường về giải phẫu khác. con bạn nếu chạy nhảy vui chơi bình thường thì không cần lo lắng gì cả.

Nhận biết trẻ bị bàn chân bẹt như thế nào?

Sau 6 tuổi thì có một số trẻ không hình thành vòm xương và có bàn chân bẹt thực sự. nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác.

- Béo phì.
- Chấn thương.
- Viêm khớp dạng thấp (người lớn).
- Tiểu đường.
- Thoái hoá khớp ở người già..

Ở trẻ con thì chủ yếu là do di truyền hay béo phì, kém vận động, gân gót quá căng.

Hiện tượng bàn chân bẹt rất dễ phát hiện, nhìn từ phía trong bàn chân khi đứng trên nền cứng, nhìn lòng bàn chân khi nhón gót nhẹ, nhìn cách đi cổ chân hơi vẹo vào phía trong, nhìn đế giày mòn nhiều hơn ở phía trong.

tác hại của bàn chân bẹt

Hầu hết bàn chân bẹt không gây hại gì, người có bàn chân bẹt vẫn có thể sinh hoạt, chơi thể thao bình thường mà không hề có triệu chứng gì, nhất là trẻ con.

Bàn chân bẹt làm ảnh hưởng đến sự phát triển chân và chiều cao cũng như không làm yếu chân, không gây té ngã, không có gì phải sợ.

Tuy nhiên có một số trường hợp bàn chân bẹt có thể gây đau gót chân và lòng bàn chân, đặc biệt sau khi vận động nhiều. ngoài ra còn có thể làm căng cứng gân gót chân là chân bị cứng nhất là buổi sáng.

Ở người lớn, một số ít trường hợp nặng có thể làm lệch trục khớp cổ chân, gây đau cổ chân khớp gối, khớp háng, lồi củ xương (bunion), viêm khớp…

khi nào cần điều trị bàn chân bẹt?

Chúng ta không cần phải điều trị trừ khi bàn chân bẹt gây triệu chứng như đau gót chân và lòng bàn chân. bố mẹ thấy con tự nhiên đau một cách bất thường thì mới xem xét xem có bị bàn chân bẹt hay không, và có phải là nguyên nhân gây đau hay không? đau ở đây là phải đau nhiều, đau thường xuyên, đau ngay khi cả hoạt động bình thường.

Phương pháp điều trị hiện tượng bàn chân bẹt tuỳ theo mức độ nặng của triệu chứng, hầu hết là điều trị hỗ trợ là chính:

- Nghỉ ngơi khi đau, để thời gian cho tổn thương được hồi phục, giảm bớt các loại vận động có tác động tới chân như chạy nhảy, khuyến khích các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, chạy xe đạp,…

- Uống Thu*c giảm đau như acetaminophen, ibuprofen nếu cần.
- Tập các động tác giãn gân gót chân.
- Vật lý trị liệu.
- Giảm cân.
- Mang giày thể thao có lớp đệm tốt và hỗ trợ cổ chân, tránh mang dép lê, sandal, thậm chí ở nhà.

- với trẻ lớn có thể dùng các miếng lót trong giày hỗ trợ cho bàn chân bẹt. mang giày thể thao và dùng miếng lót chính là gia cố lại bộ giảm xóc thôi, vì bộ giảm xóc của mình kém chất lượng.

- Các loại giày hỗ trợ, đế chỉnh hình bình thường không cần đến, chỉ dùng một số ít trường hợp nặng hoặc có các bất thường về khớp kèm theo.

- phẫu thuật: chỉ dành cho các trường hợp kèm theo bất thường về xương, dính xương, đứt gân, bàn chân bẹt thể cứng (rigid pes planus).

Tóm lại, bàn chân bẹt không có gì phải quá lo lắng, chừng nào nó làm phiền đến hoạt động đi đứng, vận động của trẻ thì mới cần quan tâm.

Nếu con bạn dưới 6 tuổi mà có bàn chân bẹt là bình thường, còn nếu trên 6 tuổi có bàn chân bẹt mà con vẫn chạy nhảy bình thường thì cũng không cần điều trị. các phương pháp điều trị không làm nó hết bẹt, chỉ làm giảm triệu chứng, hỗ trợ và giảm bớt các bất thường về khớp nếu có, mà đã không có triệu chứng thì trị làm gì?

Vài nét về tác giả

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng là một bác sĩ nhi khoa người Việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang Texas (Mỹ). Tự nhận mình là người "hay lo chuyện bao đồng", bác sĩ đã chia sẻ rất nhiều bài viết hay dưới góc nhìn khoa học rất bổ ích cho các mẹ nuôi con nhỏ.

Trên aFamily, bạn có thể tìm đọc những bài viết của bác sĩ TẠI ĐÂY.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/hau-het-tre-duoi-6-tuoi-deu-co-hien-tuong-ban-chan-nhu-the-nay-nhung-khong-it-bo-me-lai-voi-va-dua-con-di-dieu-tri-20200906095014781.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY