Trẻ sơ sinh có thể suy tim nặng, trẻ em và người lớn thường không có triệu chứng, biểu hiện bằng tăng huyết áp.
Điện tâm đồ cho thấy dày thất trái, X quang ngực cho thấy những vết khía ở xương sưòn. Siêu âm Doppler cho chẩn đoáh xác định.
Hẹp eo động mạch chủ là chỗ hẹp khu trú ở cung động mạch chủ ngay dưới chỗ xuất phát của động mạch chủ dưới đòn trái. Van động mạch chủ có hai lá van gặp ở 25% các trường hợp. Huyết áp sẽ tăng ở động mạch chủ và các nhánh của nó ở phần trước chỗ hẹp còn huyết áp lại giảm ở phần sau chỗ hẹp. Tuần hoàn bàng hệ phát triển qua các động mạch liên sườn và các nhánh của động mạch dưới đòn.
Nếu suy tim không xảy ra lúc sơ sinh thì thường không có triệu chứng cho đến khi tăng huyết áp gây suy tim trái hoặc xuất huyết não, xuất huyết não cũng có thể xảy ra do phình mạch não kết hợp. Động mạch đập mạnh thấy được ở cổ và ở trên hõm trên ức. Huyết áp tăng ở tay nhưng lại bình thường hoặc thấp hơn ở chi dưới, sự khác biệt này tăng lên khi gắng sức. Mạch bẹn yếu và đập chậm so với mạch cánh tay. Những bệnh nhân có tuần hoàn bàng hệ lớn có thể có chênh áp tương đối nhỏ, nhưng vẫn còn hẹp eo động mạch chủ nặng. Tiếng thổi tâm thu tống máu muộn ở đáy thường nghe rõ hơn ở phía sau, đặc biệt là trên vùng mỏm gai đốt sống. Nó có thể là tiếng thổi hở van động mạch chủ kết hợp do van động mạch chủ có hai lá van.
Điện tâm đồ thường cho thấy dày thất trái, X quang cho thấy các vết gặm của xương sườn do các động mạch liên sườn tham gia tuần hoàn bàng hệ bị dãn ra, động mạch dưới đòn trái dãn và dãn động mạch chủ sau chỗ hẹp và thất trái to.
Đó sự chênh áp qua nơi hẹp bằng phương pháp thông tim và chụp động mạch chủ vẫn còn là phương pháp hàng đầu để chẩn đoán. Cộng hưởng từ hạt nhân là một phương pháp ghi hình bổ sung hữu ích và siêu âm Doppler cũng có thể ước lượng mức độ hẹp.
Suy tim thường xảy ra lúc sơ sinh và ở những bệnh nhân già hơn không được điều trị. Suy tim thường ít thấy ở trẻ lớn và thanh niên. Hầu hết các bệnh nhân không được điều trị có hình thái hẹp eo động mạch chủ thường ch*t ở tuổi bốn mươi do các biến chứng của tăng huyết áp, vỡ động mạch chủ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết não (ở một số ca kết hợp với phình mạch máu não bẩm sinh). Phình tách động mạch chủ cũng xảy ra với tần suất cao trong hẹp eo đông mạch chủ. Cắt bỏ chỗ hẹp có tỷ lệ Tu vong do phẫu thuật là 1 - 4%. Do các mối nguy cơ của bệnh như đã nêuu ở trên, tất cả những bệnh nhân hẹp eo động mạch chủ mà trên 20 tuổi nên được phẫu thuật. Ở những bệnh nhân dưới 40 tuổi, phẫu thuật nên được đặt ra nếu bệnh nhân có tăng huyết áp khó điều trị hoặc dày thất trái mạnh. Tỷ lệ Tu vong phẫu thuật tăng lên đáng kể ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và kết quả phẫu thuật thường không chắc chắn. Nong chỗ hạp bằng bóng đã được thực hiện thành công nhưng xé rách động mạch chủ cũng đã được mô tả. Vào khoảng 1/4 các bệnh nhân được sửa chữa tiếp tục có tăng huyết áp nhiều năm sau phẫu thuật và họ có tất cả các biến chứng dò tăng huyết áp gây ra.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid điều trị dự kiến hẹp eo khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới