Bé chào đời hôm nay

Hết xin mổ đẻ nếu biết những tai biến kinh hoàng này

Trẻ sơ sinh do sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp nặng, đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ khi thai gần đủ tháng. Ngoài ra, thai phụ có thể Tu vong, liệt ruột hoặc các tai biến do gây mê - hồi sức...

het 'xin' mo de neu biet nhung tai bien kinh hoang nay - 1

Ảnh minh hoạ: Internet

Theo một nghiên cứu của bv phụ sản tư vừa công bố cho thấy mổ lấy thai có tỷ lệ cao và đang có xu hướng gia tăng ở việt nam. trong nghiên cứu này, các chuyên gia cũng đặt vấn đề cho rằng mặc dù mổ lấy thai có thể cứu được tính mạng của mẹ và thai nhi trong một số tình huống cấp cứu nhưng trong khi có sự gia tăng tỷ lệ mổ lấy thai mà không có bằng chứng cho thấy có sự giảm tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ Tu vong cho mẹ cũng như trẻ sơ sinh. trong khi đó lại có sự gia tăng tỷ lệ của những biến chứng liên quan đến mổ lấy thai.

Thông tin từ nghiên cứu này cho biết, tại BV Phụ sản Trung ương tỷ lệ mổ lấy thai vào những năm 60 của thế ký trước là 9%, nhưng đến năm 2015 con số này là gần 40% và đến năm 2017, con số này đã tăng thêm trên 10%

Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS. TS Trần Danh Cường, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho hay, hiện nay Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ mổ lấy thai, nhưng tỷ lệ này tùy theo từng bệnh viện, có nơi lên tới 60 nhưng tính trung bình tại TP Hồ Chí Minh khoảng 30%, ở BV Phụ sản Trung ương khoảng tầm 50%.

het 'xin' mo de neu biet nhung tai bien kinh hoang nay - 2

Trẻ sơ sinh do sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ ở thời kỳ thai gần đủ tháng (khoảng 37 tuần). ảnh minh hoạ: internet

Những tai biến có thể gặp phải trong mổ lấy thai:

Mặc dù, mổ lấy thai giúp giải quyết được những trường hợp sinh qua ngả *m đ*o không an toàn cho mẹ hay thai nhi nhưng điều này cũng có thể dẫn đến những tai biến:

* Về phía mẹ:

– Tai biến gần:

+ Nhiễm trùng: có thể bị nhiễm trùng vết mổ, tiết niệu, phổi. Thường gặp là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu.

+ tai biến do phẫu thuật như chạm phải các cơ quan lân cận (bàng quang, ruột), khâu phải niệu quản, rò bàng quang – tử cung, rò bàng quang – *m đ*o.

+ Chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung tăng nhiều hơn khi gây tê, mê để mổ; chảy máu do rách thêm đoạn dưới.

+ Liệt ruột.

+ Bung vết mổ, thoát vị thành bụng.

+ Xuất huyết nội.

+ Thuyên tắc tĩnh mạch, huyết khối.

+ Tu vong cho mẹ.

+ Các tai biến do gây mê – hồi sức.

Phương pháp vô cảm trong mổ lấy thai thường là gây mê nội khí quản hoặc gây tê tuỷ sống. Do đó có thể có những biến chứng do vô cảm như hội chứng hít (trong trường hợp gây mê nội khí quản); tụt huyết áp, nhức đầu sau mổ (trong trường hợp gây tê tuỷ sống).

het 'xin' mo de neu biet nhung tai bien kinh hoang nay - 3

PGS. TS Trần Danh Cường, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho hay, hiện nay Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ mổ lấy thai, nhưng tỷ lệ này tùy theo từng bệnh viện, có nơi lên tới 60 nhưng tính trung bình tại TP Hồ Chí Minh khoảng 30%, ở BV Phụ sản Trung ương khoảng tầm 50%. Ảnh minh hoạ: Internet

– Tai biến xa:

+ Dính ruột, tắc ruột.

+ Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát.

+ Lạc nội mạc tử cung.

+ Sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ).

Ngoài ra, trong những lần có thai sau, khả năng sẽ phải mổ lại tăng và nếu sinh ngã *m đ*o phải giúp sinh bằng giác hút hoặc forceps để giảm nguy cơ nứt vỡ tử cung…

* Về phía con:

– Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi Thu*c mê.

– Bị chạm thương trong khi phẫu thuật.

– Hít phải nước ối.

– trẻ sơ sinh do sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ ở thời kỳ thai gần đủ tháng (khoảng 37 tuần). nguyên nhân chủ yếu là do:

+ bệnh màng trong thường gặp ở trẻ sinh non, với tỉ lệ 3/1.000 trẻ sinh mổ ở tuổi thai 37 tuần, gấp 13 lần so với trẻ ở tuổi thai 38 tuần và gấp 30 lần so với trẻ 39 tuần.

+ Tình trạng ứ đọng dịch phế nang và thể tích khí trong lồng ngực của trẻ giảm gần 50% so với trẻ sơ sinh bình thường.

+ Hiện tượng cao huyết áp phổi tồn tại: cao gấp 5 lần so với trẻ sơ sinh sinh qua *m đ*o bình thường.

– Tu vong chu sinh (trong vòng 28 ngày sau khi sinh) ở trường hợp mổ lấy thai cao hơn so với sinh thường.

Mổ lấy thai cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị ch*t khi sinh ở lần sinh con tiếp theo (có thể tử cung bị sẹo do cuộc mổ lần trước không tạo điều kiện để lá nhau bám tốt do đó việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng nuôi bào thai không đầy đủ)…

Theo Quảng An (T/h) (Tiền Phong)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/het-xin-mo-de-neu-biet-nhung-tai-bien-kinh-hoang-nay-c85a392433.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY