Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Hiểm họa vượt lũ: Cần phòng, tránh những cái Ch?t đau lòng

Báo Tuổi Trẻ đưa hàng cứu trợ khẩn cấp bà con ở rốn lũ miền Trung

Những cái Ch?t thương tâm trong lũ dữ

Tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung Tây Nguyên đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nước lũ dâng cao gây ngập lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại nhiều về người và của.

Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai được nêu tại cuộc họp sáng ngày 13/10, thiệt hại về người do mưa lũ tính đến 22h ngày 12/10 là 28 người bị Ch?t (22 người do bị lũ cuốn; 03 thuyền viên trên biển, 03 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ). Trong đó Quảng Bình 02 Ch?t (tăng 01), Quảng Trị 08 (tăng 02), Thừa Thiên Huế 05 (tăng 02), Quảng Nam 06 (tăng 03), Đà Nẵng 01, Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, ĐăkLăk 01, Lâm Đồng 01, Kon Tum 02 (tăng 02); Người mất tích: 12 người (08 người do lũ cuốn; 04 thuyền viên trên biển).

Về giao thông, đã có 137 điểm Quốc lộ, 11.576m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi); 19 điểm ngập (Quảng Bình 03; Thừa Thiên Huế 16).  

Trong mưa lũ, đã có nhiều trường hợp bị lũ cuốn rất thương tâm. Mới đây, ngày 12/10, tại Phong Điền, Thừa Thiên - Huế một người phụ nữ trên đường đi đẻ đã bất ngờ bị nước lũ cuốn trôi.

Đến 13h ngày 12/10, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể và đưa vào bờ.

Liên tiếp nhiều trường hợp bị lũ cuốn khác đã xảy ra trên nhiều địa bàn các tỉnh miền Trung Tây Nguyên. Trưa 12/10, ông Lê Đào - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - cho biết thi thể 2 em học sinh Ch?t đuối trong lúc mưa lũ đã được tìm thấy.

Một vụ việc thương tâm khác xảy ra tại xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, ngày 12/10, khi nước lũ bắt đầu rút, em Hứa Thị Kiều Vy (SN 2007, học sinh lớp 8) và em Hứa Đại Công (SN 2005, học sinh lớp 10) - đều ngụ thôn Triều Châu, xã Duy Phước - cùng một nhóm trẻ ra đường chơi. Không may, hai em Vy và Công rớt xuống dòng nước lũ mất tích.

Nhận được tin báo, chính quyền và người dân địa phương cùng với gia đình đã dùng ghe thuyền tổ chức kéo lưới tìm kiếm. Đến khoảng 12 giờ trưa cùng ngày, thi thể 2 nạn nhân lần lượt được tìm thấy, hiện đã bàn giao cho gia đình đưa về nhà lo hậu sự.

Khoảng 13h chiều 11/10, một số ngư dân ở cảng cá Liên Hương, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) phát hiện thi thể một bé trai trôi trên biển liền dùng thuyền thúng vớt đưa vào bờ. Nạn nhân là một bé trai, mặc áo thun màu xanh ngắn tay, quần đùi màu đỏ sọc đen.

Người nhà nạn nhân cho biết, vào tối 10/10, D xin gia đình đi chơi tại khu vực cầu Đại Hoà (giáp ranh giữa xã Phước Thể và thị trấn Liên Hương). Sau khi D đi thì trời đổ mưa rất lớn. Không thấy D về nhà, gia đình đã huy động người tìm kiếm suốt đêm nhưng bất thành.

Trước đó, ngày 9/10, một gia đình ở Quảng Nam đã báo tin trên mạng xã hội Facebook và báo lực lượng chức năng về việc vợ chồng anh L.T.Q. (26 tuổi) và chị L.T.H.S. (23 tuổi, trú thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đi dự lễ cưới của người quen tại huyện Duy Xuyên khi về đến đoạn Quảng Quế thuộc xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc thì bị nước lũ cuốn mất tích.

Phía gia đình cho biết cặp vợ chồng này mới có một con nhỏ, lúc đi cả hai cùng đi trên một xe máy. Khi đi tới đoạn ngập nước, dù có lực lượng chức năng chốt chặn nhưng hai người này sốt ruột vì có con nhỏ ở nhà nên gửi xe máy lại và lội bộ qua dòng nước để cố về nhà.

Sau hai ngày tìm kiếm, lúc 9h sáng nay lực lượng chức năng huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã tìm thấy thi thể hai vợ chồng bị nước lũ cuốn trên đường trở về nhà sau khi dự tiệc cưới người quen. 

Trong một diễn biến tương tự, sáng 7/10, thông tin từ UBND xã Ia Lốp (huyện Ea Súp, Đắk Lắk) cho biết, đang phối hợp Bộ đội Biên phòng và người dân địa phương tổ chức tìm kiếm anh Phạm Thành Luân (27 tuổi, trú Lâm Đồng) bị nước lũ cuốn trôi.

Trước đó, tối ngày 6/10, anh Quốc Đình Huy (26 tuổi, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) điều khiển xe máy chở anh Luân đi đến thôn Đoàn (xã Ia Lốp), khi đến cống tràn (thuộc thôn Đoàn), hai anh bị cuốn trôi do nước ngập, chảy siết. Anh Huy bơi được vào bờ, còn Luân bị mất tích. Được biết 2 anh mới đến địa phương làm việc, chưa thông thạo địa bàn.

Làm gì để ngăn ngừa

Nhắc lại những chuyện này có thể sẽ khiến nhiều người đau lòng nhưng cũng cần nhìn thẳng vào những sơ suất, chủ quan và rút ra bài học kinh nghiệm là điều cần làm để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Trước tình hình mưa lũ bất thường và khó lường, người dân vùng lũ cần cảnh giác, thận trọng, luôn sẵn sàng với các thông tin cảnh báo phòng tránh bão lũ của chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, việc cảnh báo và nhắc nhở người dân của các cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm tại các địa phương trong mùa mưa lũ này là thực sự cần thiết.

Miền trung tây nguyên sẽ còn phải tiếp tục hứng chịu những đợt mưa lũ trong thời gian tới. điều đó đặt ra cho các cơ quan truyền thông đại chúng và chính quyền các cấp, mà nòng cốt là chính quyền cấp cơ sở cần quan tâm tuyên truyền nhiều hơn về những mối hiểm họa rình rập đối với tính mạng và sức khỏe của nhân dân trong mùa bão lũ để mọi người đề phòng, cảnh giác hơn.

Đặc biệt, cần tăng trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương trong việc ứng phó, phòng chống thiên tai bão, lũ, nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai tới tính mạng người dân.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng ở địa phương cần hướng dẫn người dân hiểu được các bản tin cảnh báo, dự báo về lũ, lụt để nhân dân có thể chủ động chuẩn bị các trang thiết bị, đồ dùng cần thiết cho phòng và tránh lũ, lụt.

Cần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa, lũ để chủ động trong công tác chỉ đạo vận hành hệ thống hồ chứa cắt lũ đảm bảo an toàn cho đê điều vùng hạ du. Các nhà máy thủy điện lớn cần đảm bảo yêu cầu an toàn công trình hồ chứa lên hàng đầu; đảm bảo hài hòa giữa lợi ích phát điện với việc cắt lũ, xả lũ, thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai khi xảy ra các đợt mưa, lũ lớn.

Tại cuộc họp ứng phó với Bão số 7 trên biển Đông và công tác khắc phục mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, sáng ngày 13/10/2020, ông Vũ Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo TW về Phòng chống thiên tai tiếp tục đưa ra cảnh báo, diễn biến bão số 7 có khả năng mạnh lên, các tỉnh bắc bộ không chủ quan cần thực hiện nghiêm các nội dung.

Theo đó, thực hiện khẩn trương công tác kiểm đếm, kêu gọi tàu neo đậu tàu thuyền về nơi tránh trú bão, lưu ý khu nuôi trồng thủy sản các biện pháp gia cố đảm bảo an toàn, không để người dân trên lồng bè khi bão đổ bộ,

Chằng chống nhà cửa, cây to, di dời dân nhà yếu, khu vực xung yếu, ven biển có nguy cơ cao

Lưu ý cần rà soát công trình đang thi công dở dang, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các công trình đang sự cố, có tích nước, vận hành được không phải đánh giá. Ông Thành cũng đề nghị Tổng cục Thủy lợi, Bộ Công thương, tập đoàn EVN đánh giá để xử lý kịp thời, có người thường trực vận hành khi có các tình huống.

Đề phòng lũ quét sạt lở các tỉnh miền núi phía bắc, di dời người dân khỏi vùng có nguy cơ cao.

Đối với các tỉnh miền Trung ảnh hưởng mưa lũ cần tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện Thủ tướng, khắc phục hỗ trợ thiệt hại, cung cấp nhu yếu phẩm, Thu*c men, không để người dân thiếu đói….

Hoàng Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/hiem-hoa-vuot-lu-can-phong-tranh-nhung-cai-chet-dau-long-post100848.html)

Chủ đề liên quan:

cái chết đau lòng hiểm họa

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY