Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hiểu biết sai lầm khi nuôi con khiến bố mẹ đau lòng vì con phải trả giá (P4)

MangYTe - Việc một em bé 13 tháng tuổi bị hóc miếng sắt từ rây lọc cháo đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đến nhiều cha mẹ.

Bệnh viện sản nhi nghệ an từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi được đưa đến vì bỏ ăn, quấy khóc, nôn ra dịch nhầy lẫn máu tươi sau khi ăn cháo nấu sẵn mua ở ngoài.

Hiểu biết sai lầm khi nuôi con khiến bố mẹ đau lòng vì con phải trả giá (P4) - Ảnh 1.

Hình ảnh đoạn thép trong phổi bé.

Sau khi khám và đưa bé đi chụp X-Quang, các bác sĩ phát hiện có dị vật ở vùng họng và gửi khám chuyên khoa Tai mũi họng. Tại đây, bé đã được các bác sĩ khám họng và gắp ra một sợi kim loại mảnh nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài gần 2cm, đang cắm sâu vào vùng hạ họng của bé. May mắn dị vật chưa cắm sâu nên bé không gặp nguy hiểm và đã được bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Qua tìm hiểu, các bác sĩ cho biết "thủ phạm" chính là thói quen thường ngày của bé khi nuôi con. sáng đó, bé được mẹ cho ăn cháo lươn, khi đang ăn bé bỗng bỏ ăn, quấy khóc và nôn ra cháo lẫn máu tươi. miếng sắt từ rây lọc cháo vương vào thức ăn khiến bé gặp nguy hiểm.

Thực tế, không chỉ mua thức ăn ở ngoài mà ngay cả khi chế biến thức ăn cho con cũng phải hết sức cẩn trọng. chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.

Hiểu biết sai lầm khi nuôi con khiến bố mẹ đau lòng vì con phải trả giá (P4) - Ảnh 2.

Miếng kim loại gây nguy hiểm khi được gắp ra

Dưới đây là một số lưu tâm mà ba mẹ cần biết khi chế biến đồ ăn cho trẻ:

- Thường xuyên kiểm tra xem vật dụng có cũ không. Hãy thay thế ngay lập tức nếu thấy có vấn đề.

- Thói quen cọ nồi bằng miếng chùi nồi làm từ kim loại rất dễ khiến kim loại nhỏ bị rụng ra, gây nguy hiểm. Cần thiết phải thay miếng chùi nồi kim loại bằng miếng chùi nhựa hoặc chất liệu khác.

- Đặc biệt khi chế biến, cần sự tập trung 100% của mẹ ở khâu này.

Để an toàn cho trẻ khi chế biến đồ ăn, cha mẹ cần lưu ý sau:

- Vệ sinh tay và dụng cụ chế biến. Thức ăn nên được chế biến bằng thớt kháng khuẩn

- Cách sơ chế rau củ quả: Rửa rau dưới vòi nước, có thể ngâm trong nước muối hoặc dung dịch rửa rau trong 5-10 phút.

- Với các loại thịt:

+ Không được để thức ăn còn sống hay đã nấu chín ở ngoài trong điều kiện nhiệt độ phòng quá 2 tiếng

+ Thực phẩm đông lạnh không nên rã đông rồi lại đông lạnh lại mà không cần nấu qua

+ Thực phẩm đông lạnh nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 0 độ C hoặc thấp hơn

+ Thức ăn của bé dù đã nấu chín hay chỉ mới sơ chế đều cần được bảo quản trong tủ lạnh và không quá 48-72 tiếng trước khi dùng hay đông lạnh

+ Thức ăn đông lạnh có hạn sử dụng khác nhau. Tốt nhất, nên dùng các viên thức ăn đông lạnh của bé trong vòng 1 tháng.

Để tránh trẻ bị hóc dị vật, hãy để các vật nhỏ tránh xa tầm tay trẻ em, cắt thức ăn thành những miếng nhỏ và luôn chú ý trông chừng trẻ, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi.

Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay bất kỳ vật gì để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.

Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, không khó thở, vẫn khóc được hoặc nói được thì khuyến khích trẻ ho và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng bị hóc dị vật đường thở thì sẽ được lấy ra an toàn.

Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành sơ cứu kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

Phương Nghi (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/gia-dinh/hieu-biet-sai-lam-khi-nuoi-con-khien-bo-me-dau-long-vi-con-phai-tra-gia-p4-20201120103832342.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cuộc sống chăn gối vợ chồng quyết định hạnh phúc gia đình. Một số quan niệm sai lầm về bệnh T*nh d*c bạn cần loại bỏ để cuộc yêu thăng hoa.
  • Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.
  • Trầm cảm nếu không được điều trị có thể phá hủy mối quan hệ mẹ - con, tai hại hơn nữa, nếu nặng người mẹ sẽ có nhận thức không đúng về con, phát sinh những ý nghĩ tiêu cực.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY