Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Hiểu thế nào về đeo khẩu trang và quy tắc 2m?

Kể từ khi bắt đầu dịch COVID-19, đến nay giữa các quốc gia, các nhà khoa học vẫn còn đang tranh luận về vấn đề đeo khẩu trang phòng dịch.

Tranh luận của giới khoa học về việc đeo khẩu trang và quy tắc 2m

Bà Elaine Shuo Feng, một nhà nghiên cứu tại Tổ chức chủng ngừa Oxford (OVG) của Đại học Oxford và là tác giả của một bài luận đăng trên tờ y học The Lancet kêu gọi nước Anh sử dụng để chống dịch bệnh. Các nhà nghiên cứu viết trên Thời báo y học Anh nhấn mạnh rằng đang có một sự “cò cưa” ngay trong hướng dẫn về cách dùng ngừa dịch, bao gồm cả sự mâu thuẫn trong tư vấn dùng cho các nhân viên bệnh viện. Một phần của vấn đề tranh luận này nằm ở chỗ khan hiếm các nghiên cứu. Nhưng có một điều hiển nhiên là: Khẩu trang không thể thay thế cho cách ly xã hội, cách nhau 2m, hay rửa tay bằng xà phòng kỹ lưỡng.

Toàn cầu chung tay đeo khẩu trang để chống dịch COVIDd-19. Ảnh nguồn: Thatmags

Từ trong đợt dịch SARS, đã cho thấy rằng việc đeo khẩu trang hiệu quả và có thể chặn đứng nguồn lây nhiễm virus. Nhưng có một nghiên cứu về các sinh viên trong trường đại học đã cho thấy nếu chỉ mang khẩu trang không thôi thì cũng không thể chặn đứng nguồn lây virus cúm từ cộng đồng. Hay một nghiên cứu về biện pháp phòng ngừa chống bệnh cúm được công bố từ năm 2017, cho thấy rằng việc rửa tay mang lại hiệu quả hơn, trong khi đeo khẩu trang lại không. Cũng theo một nghiên cứu của PHE thì việc đeo khẩu trang có tác dụng giảm nhiễm SARS hơn là cúm.

Còn quy tắc 2m là dựa trên các nghiên cứu đã được công bố từ 80 năm trước, nói về việc các giọt nước khi ho hoặc hắt hơi có thể phát tán bao xa. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng giọt nước khi hắt hơi hoặc ho, có thể văng xa hơn 2m. Điều đó có nghĩa là nếu khoảng cách 2m thì cũng không đủ để dừng toàn bộ sự lây lan của COVID-19, mặc dù nó sẽ giảm thiểu sự lây nhiễm.

Vậy tại sao dù đã biết tác dụng của đeo khẩu trang và đứng cách 2m trong phòng dịch, nhưng nhiều cơ quan y tế vẫn ngại ngần chưa triển khai đồng bộ? Đó là do nhiều lo lắng quanh chiếc khẩu trang đến từ các cơ quan y tế khi họ lo rằng nếu hướng dẫn đeo khẩu trang thì sẽ khiến cho nguồn dự trữ bị vỡ, khi đó các nhân viên y tế tuyến đầu khó tiếp cận được với mức độ bảo vệ chuyên nghiệp. Hơn nữa, nếu đeo khẩu trang sai cách còn có thể dẫn đến nguy cơ tệ hại hơn.

Khẩu trang thế nào là an toàn?

Bà Elaine Shuo Feng nhấn mạnh: “Khẩu trang nên được trang bị cho các nhân viên chăm sóc y tế, đó là các loại khẩu trang kiểu phòng độc gồm 2 loại N95 hay FPP3 vốn có bộ lọc giúp chặn những giọt nước nhỏ nhất”. Ngoài những loại khẩu trang căn bản, còn có những loại khẩu trang khác bao gồm khẩu trang phẫu thuật, hay những mảnh khẩu trang hình chữ nhật có màu xanh nước biển hoặc xanh lá cây có buộc 2 quai bằng vải 2 bên tai. Nhà nghiên cứu Elaine khẳng định dù chưa có nghiên cứu sâu về tác dụng của khẩu trang được làm thủ công và không rõ chúng có giảm lây nhiễm trong cộng đồng không. Nhưng, nhìn từ các nghiên cứu cơ học đã cho thấy một số bằng chứng là loại khẩu trang này cũng có tác dụng. Vì thế, cách tốt nhất trong phòng dịch là người dân nên ở nhà. Nhưng nếu có việc phải ra ngoài thì đeo khẩu trang tự làm cũng là một biện pháp tốt.

Còn bà Anna Davies, một trong các tác giả nghiên cứu, nhấn mạnh: “Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả rằng với các loại khẩu trang tự chế có thể giúp khóa chặt một số vi khuẩn có trong nước bọt lúc ho và chúng có thể giúp giảm phơi nhiễm từ các cá nhân bị nhiễm COVID-19. Vấn đề đáng lo ở đây là nguồn gốc tạo nên các loại khẩu trang tự chế, như vật liệu, độ vừa vặn, cách đeo, tác dụng đeo lâu dài, khử trùng. Ngoài ra còn có rất ít nghiên cứu về hiệu quả của chúng, đó là lý do giải thích tại sao các nhà hoạch định chính sách không hấp tấp ủng hộ việc sử dụng rộng rãi khẩu trang”.

Cách đeo khẩu trang đúng

Một vấn đề cần được sáng tỏ: Đeo khẩu trang như thế nào là đúng đắn nhất? Nó bảo vệ cho người đeo khỏi bị nhiễm bệnh, hay giúp những người khác không bị lây bệnh? Ông GS.William Keevil, chuyên gia về chăm sóc sức khỏe môi trường tại Đại học Southampton (Anh) khẳng định: “Đeo khẩu trang là việc làm rất thường thấy ở châu Á. Đó là một phép lịch sự, bởi người đeo khẩu trang nghĩ rằng họ dùng nó để tránh lây bệnh cho người khác và tránh bệnh cho mình. Và nếu chúng ta bị nhiễm COVID-19 nhưng không để lộ triệu chứng ra bên ngoài, thì việc đeo khẩu trang có thể giảm lây bệnh cho người khác.

GS.William Keevil “Đeo khẩu trang là một phép lịch sự. Nó tránh lây bệnh cho người đeo và những người khác”. Ảnh nguồn: University of Southampton.

GS.William khuyến nghị: “Khi đeo khẩu trang phòng dịch, quý vị hãy rửa tay thật sạch trước và sau khi đeo nó, bởi nếu mặt ngoài khẩu trang vô tình có SARS-CoV-2 thì khi đó tay cũng dính luôn virus khi chạm vào mặt trước nó. Tuyệt đối không được sờ tay vào mặt trong khẩu trang (vùng mũi, miệng). Khẩu trang khi đeo phải khít với mũi và miệng. Để gỡ khẩu trang, hãy tháo nó từ hai bên tai, đừng kéo mặt trước khẩu trang để tuột nó ra; lấy khẩu trang ra có thể bỏ vào thùng rác, hoặc dùng xà bông để giặt sạch và phơi khô với loại có thể dùng lại.

Nguyễn Thanh Hải

((Theo wired, 4/4/2020))

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e902787f8ec6eec3b5bdc22)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY