Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hóa chất diệt muỗi độc hại ra sao?

(MangYTe)- Việc phun hóa chất diệt muỗi gây bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

“Dịch sốt xuất huyết (SXH) đang lây lan rất nhiều và phun xịt Thu*c có hiệu quả diệt muỗi cao. Nhưng phun xịt Thu*c như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không và nhất là đối với những gia đình có nhiều trẻ nhỏ như gia đình của tôi?”.

Đó là lo ngại của chị Phạm Thị Hồng Thắm (ngụ quận 4, TP.HCM) đối với việc phun hóa chất diệt muỗi gây bệnh SXH. Lo ngại trên được chị bày tỏ tại chương trình “Đối thoại cùng chính quyền thành phố” với chủ đề “Vai trò cộng đồng trong công tác phòng chống dịch”, do HĐND TP.HCM phối hợp với Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM (VOH) thực hiện ngày 26-10.

Tham gia chương trình có ông Nguyễn Văn Đạt (Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP), ông Nguyễn Trí Dũng  (Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP), ông Trần Văn Phúc (Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú) và ông Trần Quang Minh  (Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Tân Bình).


Phun hóa chất diệt muỗi là biện pháp hữu hiệu diệt trừ muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: HL

Về vấn đề này, ông Trần Quang Minh cho biết việc phun xịt này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đây là biện pháp cấp thời để hạn chế số lượng, mật độ muỗi trưởng thành gây ổ dịch SXH ở khu vực dân cư. Trước khi phun hóa chất, ngành y tế sẽ có thông tin báo trước đến chính quyền khu phố và người dân được biết. Đối với những nhà có người cần chú ý sức khỏe như người lớn tuổi hay người khó chịu khi ngửi mùi hóa chất hoặc kích ứng đường hô hấp thì nên di chuyển ra khỏi nhà 30 phút sau khi phun xong để không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Bổ sung thêm, ông Nguyễn Trí Dũng khẳng định hóa chất phun diệt muỗi không được phép sử dụng tràn lan mà phải đúng chỉ định, không cứ có ca bệnh SXH là phải phun. Ông Dũng nhận xét có những trường hợp người dân bị kích ứng khó chịu với mùi hóa chất nhưng đối với ổ dịch có chỉ định phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành mang mầm bệnh thì đòi hỏi người dân cần hợp tác.
“Hóa chất tồn tại trong không gian phun tầm 3-5 tiếng và sau đó biến mất, muỗi nở ra từ ổ lăng quăng sau đó vẫn sống thoải mái. Do đó, song song với biện pháp phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành thì người dân cần ý thức diệt các ổ lăng quăng liên tục để phòng ngừa bệnh” - ông Dũng khuyến cáo.

Ngoài dịch bệnh SXH, tại buổi đối thoại, các chuyên gia đã cùng giải đáp, chia sẻ những khó khăn trong công tác phòng, chống các dịch bệnh đang lưu hành đáng lo ngại như tay chân miệng, sởi, đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng.

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/hoa-chat-diet-muoi-doc-hai-ra-sao-866445.html)

Tin cùng nội dung

  • Trước tình trạng sử dụng bừa bãi hóa chất để làm trái cây chín đều, mẫu mã đẹp nhằm bán được giá cao khi đưa ra thị trường, rất nhiều “thượng đế” đã phải than trời rằng mình đang bị đầu độc bằng đủ hình thức, rằng ăn cũng ch*t mà không ăn cũng ch*t.
  • Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai), việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Bị tạt axít hay bỏng hóa chất nếu được sơ cứu đúng cách trước khi được cấp cứu ở bệnh  viện sẽ giảm đau đớn rất nhiều.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • Một khi bị bỏng do hóa chất, bạn cần được điều trị ngay lập tức.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY