Vấn đề đào tạo con người trong Phật giáo trước hết là trang bị hệ thống giáo thuyết theo quan điểm của Đức Phật thông qua Tam tạng Thánh điển gồm: Kinh, Luật, Luận. Những người xuất gia cần nhận chân về ý nghĩa và giá trị của sự cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải thoát. Ở Phật giáo, tôn chỉ không đặt nặng lý thuyết mà hơn hết là sự trải nghiệm, chính sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sẽ giúp hành giả hiểu sâu hơn, đúc kết những kinh nghiệm trong cuộc sống và tu tập theo đúng chánh pháp.
Giai đoạn trong bối cảnh chung của xã hội, nước nhà đang bị đồng hóa, những ai có tâm huyết với quê hương đều có cùng một chí nguyện, một quan điểm là muốn thoát khỏi sự nô lệ của người pháp, trong đó từng đoàn thể xã hội phải có sự chuyển mình để làm cho tinh thần dân tộc được khơi dậy. với tầm nhìn chiến lược của hòa thượng khánh hòa trên phương diện giáo dục đào tạo tăng tài. đây cũng chính là yếu tố phật giáo bước vào giai đoạn chấn hưng mà người khởi xướng phong trào chính là hòa thượng khánh hòa với những ước nguyện thực hiện 3 việc chính:
Hòa thượng khánh hòa cho ra đời tờ báo pháp âm, đây là tờ báo phật giáo đầu tiên, được xuất bản ngày 31/8/1929. trong bài tự trần, ngài viết: “muốn truyền bá tư tưởng phật giáo thì cần nhứt các học giả nên hiệp tác với nhau, chung cùng tư phủ, cất nhà thư xã, thỉnh ba tạng kinh đồng nghiên cứu, rồi dịch ra chữ quốc ngữ, phổ thông trong thiên hạ, khiến cho mỗi người xem đọc đều được phép nhà đạo, ai làm trái thì chừa ai làm phải thì theo. kẻ giả đồ kia cải nghiệp thì phật pháp mới chuyển tăng hưng vượng” [1]
Sự thiết tha chấn hưng phật giáo của hòa thượng khánh hòa vì ngài nhận thấy rõ tình trạng đã xảy ra trước mắt: “không đọc được kinh phật, nên tín đồ không hiểu giáo lý phật là gì. bắt đầu từ đó họ xa dần đạo phật. đạo phật bắt đầu suy đồi. cho đến là tín đồ mà không hiểu đạo phật là gì, ai là người khai sáng đạo phật, giáo lý đạo phật ra sao. đến nỗi cả toàn quốc không có một trường học phật”.[2]
Sự có mặt của các tạp chí bằng chữ quốc ngữ, một số kinh sách phổ thông - Kinh tạng được phiên dịch...có thể nói là thành quả lớn giúp mọi thành phần trong xã hội tiếp cận được giáo lý Phật Đà. Ước nguyện ấy là thành tựu lớn nhất trong 3 ước nguyện của Hòa thượng.
Bài viết trên báo pháp âm của hòa thượng khánh hòa: “còn một bên thì lập trường phật học, cho học sinh tấn nghiệp luôn luôn. học cho xong ngũ giáo tam thừa, rồi ra trách nhậm trụ trì, cho kiêm toàn phước huệ, hầu diễn dương diệu pháp, hầu mới trong mong tăng giới được tinh tấn.” [3]
“bạch hòa thượng, từ xưa nay trong đạo phật ở nước ta chưa có một trường học nào cho xứng đáng để đào tạo những hàng tăng lữ sau này, nếu đạo phật mà muốn có đủ nhơn tài để trước kinh, hoặc dịch luận, mà ngăn đỡ cái chánh đạo ở đời mạt pháp này, tưởng ngoài trường học ra thì không tìm đâu được. vả lại các ông sư mà không hiểu lịch sử phật, không biết pháp luật phật, cũng bởi cái hại không có trường học mà ra, nên tôi tưởng lo lập phật học đường là cái cấp vụ của đạo phật vậy. hòa thượng nghĩ sao?[4]
Năm 1928, ba vị: hòa thượng huệ quang, hòa thượng khánh hòa, hòa thượng khánh anh thành lập phật học thư xã, dịch và in bộ kinh đại tạng 750 quyển bằng chữ hán và quốc ngữ. đến năm 1931, ba vị lại chung tay thành lập “hội nam kỳ nghiên cứu phật học” và xuất bản tạp chí “từ bi âm” để quảng bá phật pháp. sau khi hoàn thành hai công việc trọng yếu, hòa thượng huệ quang, hòa thượng khánh hòa, hòa thượng khánh anh xúc tiến thành lập phật học viện tại sài gòn nhưng không thành vì nhiều cơ duyên khác nhau.
Đến năm 1939, hòa thượng khánh hòa bắt tay vào việc đào tạo tăng tài ngài thành lập hội lưỡng xuyên phật học. cũng trên chí nguyện chấn hưng phật giáo ngài thành lập hội xuất bản nguyệt san “duy tâm” vào 1935, sau đổi thành tạp chí “duy tâm phật học” để hoằng dương chánh pháp. tạp chí này đăng các bài giảng của ngài tại hội quán lưỡng xuyên phật học.
Lật lại trang pháp âm ta thấy rằng tâm nguyện của hòa thượng un đúc một hoài bảo để tiếp truyền mạng mạch như lai. ngài đã không ngại cực khổ đi khắp mọi nơi để tranh thủ sự đồng lòng hướng về một phương án là chấn hưng phật giáo, chỉ ra được cái tệ nạn của đạo phật lúc bấy giờ đang tồn tại và cần sự thay đổi nhanh chóng, tìm cách giáo hóa cho tăng đồ có trách nhiệm với phật pháp và chúng sanh.
Giai đoạn này, hòa thượng thích thiện hoa có ghi lại trong tác phẩm “50 năm (1920-1970) chấn hưng phật giáo việt nam:
“Chư Tăng hầu hết chỉ lo đi cúng đám làm nghề sinh nhai. Đến đổi ông Tăng không khác gì người tục! Đạo Phật bây giờ bị người chê là yếm thế, tiêu cực hay nhu nhược. Ông Tăng không có giá trị gì cả!” [5]
Hòa thượng khánh hòa đã nhấn mạnh: “phật giáo suy đồi là bởi tăng đồ thất học. nay chỉ còn đôi ông bạn học rộng hiểu xa, nhưng lải rải ở nơi lục châu, chưa biết có ai đồng chí nhiệt thành mà đề xướng thật hành cái phương pháp ấy. chớ còn phần đông là sư tử trùng, ký xanh lỏa, nếu chinh một góc địa phương thì không thể nào mà thi hành cái phương pháp ấy cho đặng,….. đây là câu trả lời của hòa thượng khánh hòa với sư trụ trì phước an tự:
Vì nghĩ rằng: đạo Phật ở Nam kỳ ta hiện thời, trong thì Tăng đồ thất học, làm sai pháp luật, ngoài thì tín đồ không hiểu đạo, mê tín dị đoan, bây giờ mình hiệp nhau lập Thơ viện thỉnh Tam Tạng Kinh, một mặt thì lo nghiên cứu và phiên dịch để xuất bản, hoặc tòng thơ hoặc tạp chí, để lưu thông trong thiên hạ khiến mọi người thông hiểu được cái giáo lý của đạo, mới mong trừ tuyệt những điều mê tín kia. Một mặt thì ra sức giáo hóa cho Tăng đồ có tư cách, phòng gánh vác Phật sự sau này, có học mới biết đường mà tu không thì họ cứ mượn chùa ra làm nhà riêng của mình, kẻ trước vậy, kẻ sau vậy, chắc đạo Phật phải tiêu ma, nên tính phải lập trường học để đào tạo nhân tài, ấy là cái trọng trách của người xuất gia vậy. [6]
Chí nguyện lớn của Ngài đó là hành trình vượt từ tỉnh này sang tỉnh khác, và ông cũng đã gặp một số đồng chí nhiệt tâm: “Sang năm Đinh Mão (1927) tháng 2 tôi qua đám thượng lương chùa Long Khánh - Trà Vinh, luôn dịp lại bàn qua cái vấn đề xưa kia với ông Huệ Quang một lần nữa. Cùng nhau trù sách, hầu ra Trung kỳ kiết hạ, được quan sát Phật giáo cổ, địa thế nào thì chiêu tập thêm một vài đồng chí. Tình cờ cho câu chuyện, bỗng dưng mà gặp thấy Sa môn Thiện Chiếu là tọa chủ ở chùa Linh Sơn (Sài Gòn). Người cũng lại tỏ cảnh đoạn trường của Phật giáo tâm đầu ý hiệp, từ đây mới còn chút hy vọng tương lai…”[7]
Ước mong Phật giáo được thống nhất thành một khối đoàn kết, hòa hợp, Tăng sĩ được đi học được đào tạo Phật học và thế học. Và kết quả số lượng Tăng Ni được trực tiếp đào tạo là 500 vị (1945-1975) - trong số khoảng một phần mười là xuất sắc nhưng thiểu số này đã tạo nên được song gió trong sinh hoạt văn hóa và chính trị quốc gia. Có thể nói phong trào chấn hưng đã góp phần đáng kể thay đổi vận mệnh của nền Phật giáo nước nhà đứng trước sự suy vong lúc bấy giờ.
Rõ ràng là hòa thượng khánh hòa đã chọn 3 mục tiêu cơ bản: chỉnh đốn tăng già, kiến lập phật học đường, diễn dịch và xuất bản kinh sách bằng chữ quốc ngữ. qua bài hành trình nhật ký, một ký sự điển hình trong quá trình kêu gọi từ miền nam ra tới xứ thập tháp để mong đợi sự đoàn kết tăng ni ủng hộ phong trào chấn hưng. với hơn 12 trang viết trên báo pháp âm bằng ngòi bút chân thành, giọng văn tha thiết kêu gọi: “ông đã du hành khắp tổ đình nam kỳ để gây ý thức chấn hưng và kêu gọi sự hợp tác của các bậc tôn túc.
Ông liên kết được một số các vị cao tăng đồng chí, trong số đó có huệ quang, pháp hải, khánh anh những người đã hoạt động chặt chẽ với ông trong suốt thời gian hoạt động của ông sau này”[8]. cuộc khởi hành đi vận động suốt hơn một tháng từ 27 tháng giêng năm kỷ tỵ (1929) “đi thì nhiều chổ mà kết hợp không được mấy, ở châu đốc thì có hòa thượng an phước và sư ông pháp võ, bạc liêu thì có hòa thượng long phước.” năm 1929, hòa thượng khánh hòa thành lập tạp chí “pháp âm”, đến 1931, ngài cùng với hòa thượng từ phong, hòa thượng huệ quang… cùng một số cư sĩ thành lập hội nghiên cứu phật học, 1932 thành lập bán nguyệt san từ bi âm. đây là giai đoạn hòa thượng khánh hòa chủ bút cho ra đời nhiều bài báo phổ biến giáo lý của đức phật như tứ đế, bát chánh đạo, pháp sám hối, biện nghĩa “ vô thỉ, luận về thân khổ, lời vấn đáp pháp tu tịnh độ…
Có lúc Ngài tự thán: “Chí như mình đây đạo thiểu lực vi, lại ở nhầm biên địa, chắc khó mà thi thố cái chủ nghĩa ấy. Thôi! để cho tôi lui về thôn giả, tịnh thất tiểu am, đành chịu bề tiêu cực.” [9]
Rõ ràng hòa thượng đã có lúc lắc đầu tự thán tưởng chừng như không còn đường cứu vãn nhưng với ý chí sắt thép và sự mãnh liệt vùng dậy đòi phải làm cho phật giáo hưng thịnh... rõ ràng ngài đã đốt một que diêm trong đêm tối.
Có thể nói, từ chùa lưỡng xuyên (1930 – 1940), với phong trào chấn hưng phật giáo nam kỳ ra đời hoạt động hiệu quả, phát triển rộng khắp các tỉnh nam bộ. nhiều thế hệ tăng, ni từ các tỉnh về đây tu học và nghiên cứu, trong số họ đã trở thành những danh tăng có nhiều đóng góp đạo pháp và dân tộc. như hòa thượng huệ quang - chánh tổng quản lưỡng xuyên phật học hội kiêm giảng sư chính lưỡng xuyên phật học đường. trong kháng chiến ngài là ủy viên xã hội thuộc ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh trà vinh kiêm chủ tịch hội phật giáo kháng chiến miền tây nam bộ. đến năm 1954, ngài là phó hội chủ tổng hội phật giáo việt nam. phải kế đến tiếp theo là hòa thượng thiện hoa – viện trưởng viện hóa đạo việt nam (1966 – 1973). hòa thượng thiện hòa – phó tăng thống giáo hội phật giáo việt nam thống nhất (1973). không thể quên phật học lưỡng xuyên với tinh thần hộ quốc an dân vào năm 1947 có đến 47 tăng sinh lên đường tham gia kháng chiến khi tổ quốc lâm nguy.
Khái niệm “giáo dục và đào tạo Tăng tài’ hiện nay nghe như có vẻ như trừu tượng mà thực ra đây là “tôn chỉ giáo dục dành cho người xuất gia”. Hơn thế nữa, có thể chúng ta hiểu theo một cách khác có nghĩa là một quá trình tu học cả đời của một người tu sĩ Phật giáo. Tất nhiên người tu sĩ ở đây sẽ bắt đầu tu học từ lúc sơ tâm xuất gia sẽ dấn thân bằng những công việc thường trụ, tham thiền, tụng kinh, hoằng pháp, ứng phó đạo tràng để tạo thêm sự trải nghiệm và trao dồi giới đức thân tâm.
Công việc này còn chưa đủ, nội dung giáo dục cho người xuất gia phải trang bị đầy đủ kiến thức cả nội điển lẫn ngoại điển. Cần lắm một chương trình giáo dục hoàn chỉnh, nhất quán phù hợp thực tế kết hợp những phương tiện khoa học hiện đại được xây dựng bằng kế hoạch và chương trình cụ thể, lập nguyên tắc và hạng mục cụ thể để chúng ta có một tiêu chuẩn chung trong đào tạo nhằm đánh giá được những thành quả và giá trị của chương trình kế hoạch thực hiện. Chúng ta phải nghĩ đến việc phát thảo được những dự án để xây dựng chương trình tương lai sao cho đạt được kết quả hoàn hảo hơn. Trong xu hướng thời đại chúng ta mới có thể giúp cho Tăng, Ni sinh nắm bắt được tri thức hướng đến mục đích cao thượng là hiểu biết và giải thoát tự thân và giúp ích cho tha nhân. Người viết xin đưa ra những nhận định trong việc giáo dục và đào tạo Tăng tài như sau:
Giáo dục đúng mức giúp cho Tăng, Ni tăng trưởng kiến thức cả nội lẫn ngoại điển sẽ dần dần loại bỏ những tập khí thế gian, thanh tịnh hóa thân tâm, bắt đầu cảm nhận được lợi ích của việc hành trì giới luật, thích nghi cuộc sống của Tăng đoàn, cuộc sống không bị vô vị, tâm lý được cân bằng, tâm bồ đề phát khởi. Với chí nguyện kiên cố chúng ta có thể làm cho Tăng, Ni sinh hoàn thiện được nhân cách, oai nghi đỉnh đạt, nhận thức được trách nhiệm bản thân và hình ảnh của người xuất gia. Người giáo dục phải hướng dẫn giúp cho học sinh khả năng nhận thức và kỹ năng ứng dụng của họ, tức việc lý giải kiến thức trong Phật học và thế học, cách tu học dựa trên hệ thống truyền thừa, pháp môn tu tự chọn phù hợp căn cơ.
Viện Nghiên cứu Phật giáo Quốc tế IBSC tổ chức thi tuyển sinh và trao học bổng cho Trường TCPH Khánh Hòa
Có nền tảng như thế người học mới có thể vững vàng gánh vác được những công tác Phật sự sau này mà đạo tâm không thoái thất. Việc đào tạo, giáo dục Tăng tài sẽ bồi dưỡng nhiều kỹ năng mới cho học viên trong lĩnh vực như hoằng pháp, phiên dịch kinh điển, ứng phó đạo tràng, lành mạnh trong các công tác hướng đến xã hội…biết dấn thân trên con đường phụng sự chúng sinh, tham gia Giáo hội, thực hiện tâm nguyện tốt đạo, đẹp đời. cuối cùng những thành quả của giáo dục và đào tạo Tăng tài sẽ tạo những bước thành công trong Tăng đoàn thanh tịnh, lấy lục hòa làm kính, xây dựng một đoàn thề Tăng già trang nghiêm, hòa hợp, một cộng đồng tôn giáo vững mạnh trong xã hội.
Việc giáo dục và đào tạo cho người xuất gia hiện nay tại các trường phật học với tinh thần “tri hành hợp nhất” không chỉ với trách nhiệm là truyền trao kiến thức phật học mà thôi còn việc tu hành đợi từ từ ra trường rồi sẽ tiếp… những quan điểm giáo dục sai lầm là việc tách rời riêng lẽ giữa một bên là kiến thức phật học và một bên là thực hành lối sống tu tập. có nghĩa là quá trình lĩnh hội giáo lý phật đà với việc thực hành tu tập là song đôi và mãi mãi chúng không thể tách rời nhau. hòa thượng khánh hòa là vì sao sáng trên bầu trời phật giáo việt nam. ngài là mẫu hình người tu sĩ lý tưởng trong thời đại hôm nay.
Cứ mỗi lần không đạt được kết quả như mong muốn là mỗi lần có thêm một bài học trong sự kiên nhẫn, ý chí cương quyết để làm sự trải nghiệm vươn lên. ngài quyết chí hy sinh cả cuộc đời cho đạo pháp, cả tài sản của chùa để lo cho việc chấn hưng mà không hề xưng danh, xưng lợi. cho đến lúc tuổi cao sức yếu ngài cũng không nản chí với sự nghiệp hoằng hóa lợi sinh. để ánh sáng của que diêm mà hòa thượng khánh hòa đã thắp lên trong đêm tối và biến nó trở thành ánh sáng của sự bất diệt thì thế hệ của chúng ta cần nhiều sự phấn đấu hơn nữa bằng việc áp dụng giáo lý đức phật trong đời sống tu hành, những giá trị thực tiễn ấy giúp chúng ta lấy lại quân bình giữa cuộc đời đang chao đảo, cảm nhận được sự an lạc nội tâm với muôn ngàn cám dỗ của thế giới vật chất. hình ảnh và sự nghiệp của ngài là chổ nương tựa cho thế hệ hậu học mỗi khi chúng mất niềm tin giữa cuộc sống này.
2. Từ bi âm. Tập chí bán nguyệt san của Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật học hội. Trụ Sứ chùa Linh Sơn, đường DouAumont Sài Gòn.
Chủ đề liên quan:
Báo Pháp Âm cuộc đời Hòa thượng Khánh Hòa Hòa thượng Hòa thượng Khánh Hòa khánh hòa trong đêm