Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hoả tốc: Yêu cầu không bố trí nhân viên y tế mang thai tháng cuối tham gia chống dịch COVID-19

MangYTe - Dư luận trên các diễn đàn, mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về việc Bệnh viện Bạch Mai, ngành Y tế để lao động nữ mang thai vẫn tham gia làm việc với nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Chiều 2/4, thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị Lương Ngọc Khuê vừa ký gửi công văn hoả tốc tới Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai để làm rõ việc bố trí người lao động mang thai thực hiện chăm sóc người bệnh.

Theo đó, hiện nay, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng thông tin về một nữ điều dưỡng Khoa C4 - Viện Tim mạch Quốc gia, mang thai tuần 38 (đang thực hiện cách ly tại chỗ cùng các nhân viên y tế khác) nhưng vẫn tình nguyện tham gia chống dịch COVID-19. Bài viết có mục đích ca ngợi, động viên tinh thần tham gia chống dịch COVID-19 của nhân viên y tế.

Nữ điều dưỡng mang thai làm việc trong khu cách ly, khoa C4, Viện Tim mạch Quốc gia, ngày 30/3. Ảnh: BVCC

Tuy nhiên dư luận trên các diễn đàn và các mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về việc bệnh viện và ngành Y tế để lao động nữ mang thai vẫn tham gia làm việc với nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch.

Nhằm tránh những dư luận không tốt tới Bệnh viện và với ngành y tế đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của lao động nữ mang thai trong tình hình bệnh dịch diễn biến phức tạp hiện nay, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chỉ đạo xác minh, làm rõ các nội dung mà các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Nếu đúng như phản ánh, đề nghị Bệnh viện không bố trí cho các nữ nhân viên y tế đang mang thai tháng cuối tham gia các công việc trực tiếp liên quan đến chống dịch bệnh COVID-19.

Trong trường hợp các nhân viên y tế đang mang thai phải thực hiện cách ly theo quy định thì bố trí nơi cách ly an toàn nhằm tránh mọi nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người bệnh.

Cùng đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai rà soát lại nhân lực toàn bộ bệnh viện để chăm sóc toàn diện người bệnh trong thời điểm hiện nay, trường hợp thiếu nhân lực đề nghị khẩn trương báo cáo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Những nội dung trên, Bệnh viện Bạch Mai cần báo cáo bằng văn bản gửi về Cục trước 10 giờ ngày mai, 3/4.

Khoa C4, Viện Tim mạch Quốc gia, là nơi "bệnh nhân thứ 86" (nữ điều dưỡng viên Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai) từng điều trị. Khu cách ly C4 có hơn 30 y bác sĩ, thay phiên điều trị 24 bệnh nhân nặng. Toàn bộ nhân viên y tế ở C4 và người nhà, người bệnh đã được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, đều có kết quả âm tính.

T.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/hoa-toc-yeu-cau-khong-bo-tri-nhan-vien-y-te-mang-thai-thang-cuoi-tham-gia-chong-dich-covid-19-2020040215171356.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY