Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hoàng liên - Thuốc thanh nhiệt táo thấp, giải độc

Hoàng liên là vị Thuốc thuộc dòng thanh nhiệt táo thấp kiêm giải độc, giáng hỏa. YHCT thường dùng để trị các bệnh thấp nhiệt trong cơ thể...

Hoàng liên là vị Thuốc thuộc dòng thanh nhiệt táo thấp kiêm giải độc, giáng hỏa. YHCT thường dùng để trị các bệnh thấp nhiệt trong cơ thể, ưu tiên thấp nhiệt ở trung tiêu như can đởm thấp nhiệt (viêm gan, viêm túi mật), tỳ vị thấp nhiệt (viêm dạ dày, ruột). Trường hợp viêm nhiễm ở thượng tiêu như viêm mắt, lở lưỡi, niêm mạc miệng, dùng hoàng liên chích rượu; các bệnh ở hệ thống tiêu hóa có thể dùng hoàng liên chích gừng, hoàng liên sao cám; trị các bệnh gan, mật có thể dùng hoàng liên chích giấm; trị các bệnh ở thận, bàng quang có thể dùng hoàng liên chích muối ăn.

hoang-lien-thuoc-thanh-nhiet-tao-thap-giai-doc-1

Hoàng liên gai.

Hoàng liên (Coptis chinensis Franch.) họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Bộ phận dùng là thân rễ. Thân rễ hoàng liên chứa alcaloid: berberin, palmatin, coptisin, magnoflorin, columbamin, jatrorrhizin. Hoàng liên có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, giải độc, tả hỏa. Hoàng liên dùng trị các chứng:

Hội chứng lỵ, tiêu hóa kém, viêm dạ dầy, nôn khan, trĩ, sốt cao phát cuồng, mất ngủ, trị viêm thận cấp tính, bạch hầu, miệng loét, thổ huyết, máu cam: ngày dùng 3-12g dưới dạng Thuốc sắc hoặc Thuốc bột.

Dùng ngoài trị ung nhọt, miệng lưỡi lở dưới dạng nước rửa, nước ngậm.

Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta W. T. Wang) họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Thành phần hóa học, tác dụng sinh học, cách chế biến và công dụng trong y học tương tự như vị hoàng liên.

Hoàng liên gai còn gọi là Hoàng mù, Hoàng mộc (Berberis wallichiana DC.) họ Hoàng liên gai (Berberidaceae); bộ phận dùng làm Thuốc là rễ, thân. Rễ có vị đắng, tính hàn, thường được dùng để trị các bệnh:Trị rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, lỵ, ăn uống kém tiêu; đau mắt: ngày dùng 4-6g rễ khô, thái mỏng, sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột mịn, uống trước các bữa ăn khoảng 1 giờ.

Trị đau đầu hoa mắt của bệnh tăng huyết áp, đau nhức răng, lợi, viêm niêm mạc miệng, lưỡi: rễ sắc đặc hoặc ngâm vào rượu 30 độ, ngậm ngày nhiều lần.

Hoàng liên gai nhím (Berberis juliana Schneid.) họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Bộ phận dùng là rễ, thân có lá. Dược liệu của hoàng liên gai nhím có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiện. Được dùng rễ để trị các chứng:

Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ hoặc đau mắt đỏ, răng lợi sưng đau, quai bị, mụn nhọt, mẩn ngứa: sắc uống ngày 3 lần, trước bữa ăn 1 giờ; Rễ, ngày 8-12g; thân có lá, ngày 40-80g.

Nước sắc để rửa các vết thương, mụn nhọt.

Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.) họ Hoàng liên gai (Berberaridaceae). Bộ phận dùng làm Thuốc là rễ, thân, lá. Thành phần hóa học chủ yếu là berberin, umbellatin, nephrotin. Vị Thuốc có vị đắng, tính lương, có tác dụng thanh phế nhiệt, can thận nhiệt. Hoàng liên ô rô trị các chứng:

Ho ra máu, sốt kéo dài, khạc ra máu, đau lưng, mất ngủ, chóng mặt ù tai: dùng 8-12g lá và quả khô, sắc uống.

Trị viêm gan, vàng da, mắt đau, sưng đỏ, viêm ruột, ỉa chảy: 10-12g rễ hoặc thân, sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn.

Hoàng liên ô rô lá dày: Vị Thuốc có vị đắng tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Dùng rễ và thân với liều 8-12g, sắc uống, trị rối loạn tiêu hóa: lỵ, ỉa chảy; đau mắt, ngứa, mụn nhọt.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hoang-lien-thuoc-thanh-nhiet-tao-thap-giai-doc-45411.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY