Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hội chẩn 3 miền Bắc, Trung, Nam: có thể chuyển bệnh nhân 91 sang Chợ Rẫy

MangYTe - Các chuyên gia đầu ngành cấp cứu, điều trị tích cực, ghép tim phổi và lồng ngực của Bệnh viện Việt - Đức, Bệnh viện trung ương Huế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã có cuộc hội chẩn về bệnh nhân 91, phi công người Anh.

Các đầu cầu tham gia cuộc hội chẩn sáng nay 10-5 về ca bệnh của phi công người Anh - Ảnh: THÚY ANH

Tại cuộc hội chẩn liên viện, các chuyên gia đã đề xuất xem xét khả năng chuyển bệnh nhân 91 sang Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị nội khoa tích cực và đánh giá khả năng ghép phổi

"Bộ Y tế tập hợp một lực lượng chuyên gia đầu ngành cho ca bệnh này để tìm một phương pháp điều trị phù hợp và vì lương tâm người thầy Thu*c, khi thấy có phương pháp cứu chữa được bệnh nhân thì chúng tôi tìm và áp dụng để cứu sống người bệnh"

Ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế)

Đây là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất điều trị tại Việt Nam, có bệnh nền là thừa cân, béo phì, hiện có sốt, thể trạng yếu và vẫn đang phải tiếp tục hồi sức.

Cuộc hội chẩn diễn ra sáng 10-5, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành nhiều lĩnh vực của Việt Nam như GS.TS Nguyễn Gia Bình - chuyên gia về điều trị tích cực; GS.TS Trần Bình Giang - giám đốc Bệnh viện Việt - Đức; PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - chuyên gia về ghép tim, phổi, giám đốc Trung tâm Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Bệnh viện Việt Đức...

"Hội đồng chuyên môn hội chẩn để đánh giá các yếu tố và tìm phổi phù hợp, khi có chỉ định thì có thể tiến hành ghép phổi cho bệnh nhân", ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay.

Theo ông Khuê, do bệnh nhân này có thể trạng cao, to, việc tìm lá phổi người hiến tặng phù hợp là không dễ dàng, do thông thường chiều cao, cân nặng, kích thước lá phổi của người hiến và người nhận chênh lệch không nên quá 20%, chưa kể các yếu tố về miễn dịch, sinh hóa...

Tại cuộc họp, các chuyên gia đầu ngành cùng xem xét các yếu tố để chuẩn bị phương án ghép phổi cho phi công người Anh khi bệnh nhân có thể trạng phù hợp và có phổi hiến tặng.

Bộ Y tế cũng giao Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia làm đầu mối, phối hợp với các bệnh viện: 103, Việt Đức (2 cơ sở y tế đã thực hiện ghép phổi thành công), Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Phổi trung ương...

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về chi phí điều trị cho bệnh nhân, ông Khuê cho biết hiện nhà nước Việt Nam vẫn đang chi trả khoản tiền này và sẽ sớm trao đổi với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về vấn đề chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Bệnh nhân phi công người Anh được xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 ngày 18-3, kết quả xét nghiệm được Viện Pasteur TP.HCM khẳng định ngày 20-3.

Quá trình điều trị từ ngày nhập viện của bệnh nhân này rất phức tạp, thất thường. Bệnh nhân sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ (43 tuổi) và không có bệnh nền.

Trước đó, bệnh nhân chỉ bị đông đặc một bên phổi, hiện giờ tình trạng này đã xuất hiện ở cả hai bên phổi. Sau 53 ngày điều trị, 34 ngày được can thiệp ECMO, thở máy qua mở nội khí quản ngày thứ 15, bệnh nhân vẫn tiếp tục phải thở máy, lọc máu, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO.

Sáng 9-5, bệnh nhân vẫn có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong khoảng thời gian trước đó, bệnh nhân nhiều lần có kết quả âm tính, sau đó dương tính trở lại. Gần đây nhất ngày 6-5, mẫu phết họng của bệnh nhân cho kết quả dương tính sau 5 lần liên tiếp âm tính.

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết do tình trạng bệnh nhân 91 quá nặng, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện đã dùng nhiều loại Thu*c tốt nhất, đặt mua từ nước ngoài về để điều trị tích cực cho bệnh nhân như Thu*c an thần, Thu*c kháng đông...

Theo BS Nguyễn Thanh Phong - trưởng khoa nhiễm D Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, đơn vị trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, kể từ khi nhập viện đến nay, toàn bộ chi phí điều trị của bệnh nhân đang do bệnh viện chi trả.

Việc chạy ECMO (thiết bị hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể) khá tốn kém, mỗi lần thay màng lọc có thể tốn gần cả trăm triệu đồng. Theo thông tin Tuổi Trẻ có được thì chi phí điều trị của bệnh nhân từ lúc nhập viện đến nay trên dưới 5 tỉ đồng.

Dịch COVID-19 ngày 10-5: Hội đồng chuyên môn hội chẩn cho bệnh nhân phi công Anh

TTO - Hôm nay là ngày thứ ba liên tiếp Việt Nam không có ca nhiễm mới, và là ngày thứ 24 không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trên toàn cầu, số ca nhiễm lên gần 4,1 triệu và gần 1,4 triệu ca hồi phục.

LAN ANH

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/hoi-chan-3-mien-bac-trung-nam-co-the-chuyen-benh-nhan-91-sang-cho-ray-20200510151258385.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY