Châu á là nơi có tỷ lệ tiêm phòng cao. theo khảo sát năm 2018 của wellcome global monitor, hơn 85% người dân thế giới tin tưởng vaccine an toàn, nhiều hơn bất cứ khu vực nào khác. tổ chức y tế thế giới (who) cho biết số trẻ đã tiêm các mũi cơ bản như phòng lao, ho gà, uốn ván trên 90%.
Tuy nhiên tranh cãi liên tục nổ ra trong những năm gần đây. các nhóm chống đối chia sẻ thông tin sai lệch, cường điệu hóa về tác dụng phụ của việc tiêm chủng. giới chuyên gia lo ngại điều này có thể ảnh hưởng đến nỗ lực phát triển vaccine ngừa covid-19.
"chúng ta cố gắng tìm ra loại vaccine an toàn và hiệu quả. nhưng sẽ có các giả thuyết được truyền tai, như việc tiêm chủng gây ra ‘hội chứng x’ nào đó. làn sóng bài xích vốn không phổ biến. rất nhiều nhóm hội cố thổi bùng nó lên, hầu hết đều thất bại. nhưng khi họ làm vậy, việc tiêm chủng vẫn có thể bị trì hoãn vài năm liền", julie leask, chuyên gia tại đại học điều dưỡng sydney, cho biết.
Một đợt dịch sởi bùng phát tại Philippines đã khiến hơn 23.500 người nhiễm bệnh và 339 người Tu vong, chỉ trong ba tháng đầu năm 2019. Nguyên nhân được cho là do làn sóng chống vaccine.
Năm 2013, cơ quan y tế nhật bản cũng quyết định ngừng quy chế bắt buộc tiêm hpv ngừa ung thư cổ tử cung sau các báo cáo về tác dụng phụ, bao gồm đau cơ, rối loạn giấc ngủ. tạp chí y khoa lancet sau đó công bố nghiên cứu cho thấy việc này đã dẫn đến 11.000 ca Tu vong có thể phòng tránh được do căn bệnh.
Hiện có hơn 100 loại vaccine covid-19 được phát triển. các quốc gia đang nỗ lực chạy đua, rút ngắn quá trình vốn kéo dài 10 đến 15 năm xuống còn khoảng 18 tháng. một số nhà khoa học thậm chí tuyên bố vaccine ngừa ncov sẽ ra mắt cuối năm nay.
Jerome kim, người đứng đầu viện tiêm chủng quốc tế tại seoul, cho biết điều đặc biệt quan trọng là truyền đạt rõ ràng các biện pháp an toàn được thực hiện trong quá trình thử nghiệm, bởi thời gian ngắn có thể khiến công chúng e ngại khi sử dụng. các nhóm hội chống đối hoàn toàn có thể lợi dụng tình hình này để thổi bùng cuộc tranh cãi vốn âm ỉ khoảng hai năm trở lại đây.
"về cơ bản, chúng tôi vẫn sẽ áp dụng các quy chế từ trước để đảm bảo vaccine đủ an toàn. chúng tôi có ít nhất một năm thử nghiệm. đây là khoảng thời gian dài. những tác dụng phụ lại phát triển khá nhanh sau khi tiêm chủng", ông nói.
Năm 2017, who đặc biệt chú ý đến các thông tin sai lệch, cáo buộc vô căn cứ, có tác động tiêu cực đến những chiến dịch tiêm chủng tại nhật bản và một số khu vực khác. john siu lun tam, chuyên gia tại đại học bách khoa hong kong, cho biết phong trào anti-vaccine tại châu á được dẫn dắt bởi làn sóng từ các nước phát triển.
"khi nền kinh tế châu á lớn mạnh hơn trong thập kỷ gần đây, nhiều người có tư tưởng ‘bắt kịp phương tây’. anti-vaccine như một hệ quả kéo theo, dự kiến sẽ bùng nổ trong tương lai. thực tế, phong trào đã trở nên rầm rộ ở một số quốc gia rồi", ông tam nói.
Tiến sĩ jerome kim nhận định internet khiến công chúng dễ dàng tiếp cận với thông tin sai lệch. "bạn có thể nghĩ tại châu phi, hoạt động chống tiêm chủng diễn ra khá yếu ớt. tuy nhiên, bằng các phương tiện truyền thông, người dân một số nước vẫn có thể tiếp cận với chúng. trong khi đó, châu á lại là lục địa chuộng dùng mạng xã hội. không may, thông điệp của các nhóm anti-vaccine vì thế mà truyền đi nhanh chóng".
Theo giáo sư auliya suwantika, khoa dược, đại học padjadjaran, indonesia, nhiều phụ huynh nước này cho rằng tiêm chủng là không an toàn cho trẻ nhỏ, bởi họ đã đọc các tin tức sai lệch qua internet. một cuộc khảo sát cho thấy 16% cha mẹ tỏ ra ngần ngại khi sử dụng vaccine. tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc chỉ đạt 58%.
Tuy nhiên, thuyết phục người dân chấp nhận sử dụng vaccine không khó khăn bằng việc bắt kịp nhu cầu lớn của một cộng đồng đã quá mệt mỏi với đại dịch. từ dữ liệu từ báo cáo năm 1950, tiến sĩ julie leask, chuyên gia tại đại học điều dưỡng sydney, chỉ ra rằng trong dịch bại liệt, người dân không ngần ngại tiêm chủng khi vaccine mới ra mắt.
Chủ đề liên quan:
anti vaccine chống vaccine có thể Covid 19 COVID_19 tiêm chủng vaccine vaccine Covid 19