Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hỏi - đáp cùng chuyên gia cách sống chung an toàn với COVID-19, yên tâm đón dịp lễ lớn đang đến gần

Nắm bắt nỗi lo chung của cộng đồng liệu “lịch sử năm 2021” có thể lặp lại? Bài viết sau với sự tham gia giải đáp thắc mắc từ chuyên gia TS.BS. Trần Văn Thiện - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ giúp mọi người nắm rõ cách sống chung an toàn với COVID-19, nhờ đó yên tâm đón dịp lễ dài.

Dịp lễ lớn sắp đến khiến ai nấy đều háo hức lên kế hoạch cho những chuyến đi xa đáng nhớ. song, mong chờ bao nhiêu thì vẫn có lo lắng đảm bảo an toàn phòng chống dịch bấy nhiêu.

Để mọi người được trang bị những kiến thức và thông tin phòng dịch đúng đắn, từ đó yên tâm tận hưởng kỳ nghỉ an bình, chuyên gia ts.bs. trần văn thiện - phó giám đốc bệnh viện đại học quốc gia hà nội đã có lời giải đáp chi tiết những thắc mắc về covid-19 mà nhiều người đang quan tâm trong bài viết sau.

Dẫu điểm đến của bạn là đâu, hãy luôn nhớ trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cùng biện pháp phòng bệnh an toàn để yên tâm vui lễ nhé.

Câu hỏi: Bệnh đặc hữu là gì? Và Việt Nam đã có thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu chưa?

Chuyên gia TS.BS. Trần Văn Thiện - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội trả lời:

Một căn bệnh được xem là bệnh đặc hữu hay bệnh lưu hành khi thỏa mãn các tiêu chí:

-Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh

-Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh

-Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định

-Tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được

Bàn về vấn đề Việt Nam có nên xem COVID-19 là bệnh đặc hữu, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định:

-COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh đặc hữu.

-Tỷ lệ mắc COVID-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương.

-Số ca T* vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ từ vong hàng đầu trước đây.

-Vi rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, thậm chí trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ có khả năng né được miễn dịch, gây tái nhiễm, do đó tỷ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

Như vậy, trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi COVID-19 là bệnh đặc hữu và cần tiếp tục theo dõi để cập nhật sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2.

Hơn nữa, cho dù covid-19 có trở thành bệnh đặc hữu thì cũng không có nghĩa nó không còn nguy hiểm. một số người vẫn có nguy cơ t* vong vì căn bệnh này. do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người vẫn nên duy trì các biện pháp phòng dịch cơ bản như đeo khẩu trang hay thường xuyên sát khuẩn.

Câu hỏi: có thông tin cho rằng 5k không còn phù hợp trong giai đoạn sống chung với covid-19, liệu chúng ta có nên từ bỏ 5k?

Chuyên gia TS.BS. Trần Văn Thiện - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội trả lời:

Câu trả lời là không nên, vì hai lý do:

-Hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19 chưa thật cao, người tiêm rồi vẫn có thể nhiễm và trở thành nguồn bệnh, chỉ là phần lớn họ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Ngoài ra, COVID-19 hiện chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu nên dự phòng cá nhân là vô cùng quan trọng.

-Cần nhớ, COVID-19 lây theo đường hô hấp với hình thức giọt bắn, tức là chúng ta sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu tiếp xúc gần với F0; ở cùng F0 trong môi trường kín, đông người. Do đó, nguyên tắc 5K được Bộ Y tế đề ra vẫn là biện pháp dự phòng cá nhân đơn giản mà rất hiệu quả.

Dù là trong giai đoạn giãn cách căng thẳng hay khi dịch bệnh đã được kiểm soát như hiện nay, 5K vẫn là cách phòng bệnh hiệu quả cần được duy trì.

Tuy nhiên, trong bối cảnh sống chung an toàn với covid-19, mọi người có thể linh hoạt thực hiện 5k, chứ không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện đủ 5k trong một lần. quan trọng là chúng ta cần nắm rõ nên áp dụng từng "k" nào ở đâu và khi nào, cũng như cố gắng phối hợp các "k" để đảm bảo an toàn phòng dịch.

Câu hỏi: hiện, f1 không cần phải cách ly nữa, vậy trường hợp f1 đang sống chung với f0 thì nên làm gì để tiếp xúc an toàn với cộng đồng?

Chuyên gia TS.BS. Trần Văn Thiện - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội trả lời:

Có 3 điều các f1 cần lưu ý thực hiện để đảm bảo vừa giữ an toàn cho bản thân, vừa không làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng:

-Khi ở nhà, hãy mở cửa sổ nhiều lần trong ngày, mỗi lần ít nhất 10 phút.

-Trong quá trình chăm sóc và tiếp xúc F0, thì F1 luôn phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách hợp lý.

-khử khuẩn các vật dụng, các phòng trong nhà mỗi ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường và lau lại với nước; đừng quên khử khuẩn cả các bề mặt nơi công cộng bạn có tiếp xúc. đặc biệt, chú ý rửa tay sạch khuẩn thường xuyên với các sản phẩm chất lượng và an toàn cho da.

Hãy luôn mang theo sản phẩm sạch khuẩn chất lượng để tiện sử dụng bất cứ lúc nào sau khi chạm tay vào các bề mặt công cộng. sản phẩm gợi ý trong hình: xịt diệt khuẩn tay aiken giúp diệt 99.9% vi khuẩn mà vẫn đảm bảo an toàn cho da tay dù dùng nhiều lần trong ngày.

Tin rằng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức cùng kỹ năng phòng bệnh cần thiết, chúng ta sẽ càng tự tin sống chung an toàn với covid-19, cũng như yên tâm đón dịp lễ dài sắp đến!

Hãy luôn mang theo sản phẩm sạch khuẩn chất lượng để tiện sử dụng bất cứ lúc nào sau khi chạm tay vào các bề mặt công cộng. sản phẩm gợi ý trong hình: xịt diệt khuẩn tay aiken giúp diệt 99.9% vi khuẩn mà vẫn đảm bảo an toàn cho da tay dù dùng nhiều lần trong ngày.

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm sạch khuẩn từ Aiken, bạn có thể tham khảo các kênh bán hàng online chính hãng sau:

Shopee: https://shopee.vn/aiken_official_store

Lazada: https://www.lazada.vn/shop/aiken/

Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/aiken-official-store

https://afamily.vn/hoi-dap-cung-chuyen-gia-cach-song-chung-an-toan-voi-covid-19-yen-tam-don-dip-le-lon-dang-den-gan-20220507041514829.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/hoi-dap-cung-chuyen-gia-cach-song-chung-an-toan-voi-covid-19-yen-tam-don-dip-le-lon-dang-den-gan-20220507041514829.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tuổi càng cao, con người càng có xu hướng muốn gần nhau hơn trong đó bao gồm cả mong muốn một đời sống T*nh d*c có chất lượng.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • S*nh l* là nhu cầu đời thường của cả nam và nữ song theo năm tháng, chức năng đó dần thoái hóa, dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY