Triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực thường do bệnh lý tại tim như các rối loạn nhịp tim, bệnh lý mạch vành, bệnh lý van tim, cơ tim hoặc các bệnh tim bẩm sinh.
Tôi 45 tuổi, cách đây 2 năm tôi có hiện tượng hồi hộp đánh trống ngực, sau khi khám tại Viện Tim TP.HCM phát hiện tôi bị hở van hai lá ¼ và hở van động mạch chủ ¼ và đã điều trị ngoại trú. Trong 2 năm điều trị, huyết áp luôn ổn định 110/80mmHg nhưng vẫn chưa hết cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực. Xin hỏi, bệnh của tôi có nguy hiểm không, điều trị liên tục có phục hồi không. Nghe nói bệnh này nếu để nặng phải mổ thay van. Huỳnh Đạt Trọng (Liên Hương - Tuy Phong - Bình Thuận) Triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực thường do bệnh lý tại tim như các rối loạn nhịp tim, bệnh lý mạch vành, bệnh lý van tim, cơ tim hoặc các bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên cũng có thể do bệnh lý tại các cơ quan khác như: bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, cường giao cảm, bệnh phổi mạn tính... Điều trị đúng nguyên nhân sẽ làm giảm triệu chứng.
Ảnh minh họa (nguồn Internet) |
Muốn tìm nguyên nhân cần phải làm các xét nghiệm chẩn đoán. Hiện tại, các bác sĩ đang điều trị cho anh theo hướng tăng huyết áp - bệnh lý mạch vành. Hở van hai lá ¼, hở van động mạch chủ ¼ và nếu không có các bất thường khác trên siêu âm tim thì thường là hở van tim S*nh l* có thể gặp ở người bình thường. Anh nên siêu âm theo dõi định kỳ xem mức độ tiến triển của tổn thương van tim. Nếu có điều kiện bạn nên chụp động mạch vành, là động mạch cấp máu cho cơ tim để xem có tổn thương hẹp hay tắc hoặc có cầu cơ mạch vành hay không. Vì vậy, bạn nên đi khám lại ở chuyên khoa tim mạch để các bác sĩ có thể chẩn đoán, theo dõi và điều trị kịp thời. Chúc bạn mau điều trị bệnh ổn định! AloBacsi.vn Theo ThS. BS. Phạm Thị Mai Hương - Sức khỏe & Đời sống