Hôi nách và những bí phương trong cung đình
Sách Nội kinh cho rằng chứng hôi nách thuộc bệnh của can kinh, can có tà, khí tà lưu ở hai nách mà thành.
Chứng hôi nách thường xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng gặp ở nữ nhiều hơn. Có tài liệu nói: Hôi nách có mùi hôi như mùi hôi của con hồ ly nên còn gọi là hồ xú. Đó là một bệnh ngoài da do mồ hôi tại nách tiết ra có mùi hôi nồng nặc đặc biệt. Chứng bệnh này phần nhiều do bẩm sinh, số ít do thấp nhiệt xông bốc mà phát ra. Bệnh thường phát vào tuổi thanh xuân, nhưng vào độ lão niên thì bệnh giảm dần hoặc mất hẳn. Cách chữa chủ yếu là chữa ngoài da, uống Thu*c chữa bên trong là phụ.
Trong nhiều trước tác y học cổ đã nói đến chứng bệnh này như sách Nội kinh cho rằng chứng hôi nách thuộc bệnh của can kinh, can có tà, khí tà lưu ở hai nách mà thành. Hay Cổ kim y thống của Từ Xuân Phủ cũng nói: can khí uất kết bên trong, nhưng lại ra ở nách làm có mùi hôi như hồ (mùi cáo chồn). Lại nói: Hôi nách, dưới nách có khiếu (lỗ), can khí thịnh thì khiếu trương khai, tà khí từ đó tiết ra ngoài khiến người khác khó đến gần.
Trong trị liệu chứng này nhiều tài liệu cũng có nói: Chứng bệnh này nên dùng khô phàn (phèn chua), xạ hương thoa ngoài, cũng có thể thuyên giảm trong một thời gian, chẳng bao lâu vẫn có mùi như trước, do vậy vấn đề đặt ra là phải chữa tận gốc. Nghĩa là phải sơ đạo tà khí can tạng thì mùi hôi tự nhiên biến mất, như sử dụng “tả can thang” hay “long cối hoàn”.
Thiên kim phương cũng nói, chứng hôi nách là loại bẩm sinh, khó chữa, còn chứng hôi nách do lây nhiễm thì chữa dễ hơn. Nhưng phải dùng phàn thạch tán (bột phèn sống) đắp ngoài da vùng nách lâu dài, kết hợp uống ngũ hương hoàn mới có thể chữa khỏi. Nếu đắp Thu*c ngắn hạn chỉ có thể thuyên giảm tạm thời. Những người mắc chứng hôi nách cần kiêng các thức cay nóng và kích thích, nếu không chịu kiêng rất có thể phải chung sống với bệnh suốt đời.
Như vậy hôi nách không gây ch*t người, nhưng lại làm ảnh hưởng tới giao tiếp bạn bè, nam nữ hay quan hệ công việc hằng ngày, đối ngoại... Bởi thế việc trị liệu đặt ra là cần thiết cho những ai mắc phải. Để có thể tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu cụ thể những bí phương của triều chính Trung Hoa mà xưa kia chỉ lưu giữ sử dụng trong nội cung, chăm sóc sắc đẹp cho vua chúa, cung tần mỹ nữ.
Phương Thu*c chữa hôi nách của Đào Ẩn Cư trích trong “Trửu Hậu Phương”.
Thành phần dược liệu: Thanh mộc hương (mật hương theo Danh y biệt lục) 30g, hoắc hương 30g, kê thiệt hương (mẫu đinh hương) 30g, hồ phấn (diên phấn) 30g.
Cách bào chế: Nghiền nhỏ mịn các dược liệu trên cất trong lọ.
Cách sử dụng: Lấy vải bọc Thu*c lại và hằng ngày để bọc Thu*c này vào trong hố nách. Khi nào thấy Thu*c hết mùi thì thay túi Thu*c khác (thường khoảng 10-15 ngày 1 lần thay).
Xét các vị trong phương ta thấy: Các vị hợp thành của phương đều là hương dược như thanh mộc hương (mật hương) có mùi hương thơm như mật, cũng vì thế mà có tên này. Xưa kia các đạo gia thường dùng vị này làm Thu*c tắm gội khiến người đến già râu tóc vẫn đen mượt. Vị Thu*c này (theo Bản thảo cương mục) ngâm với giấm loại tốt rồi cho vào hố nách kẹp lại sẽ âm hạ hôi thấp. Vị hoắc hương trong phương thuộc loại phương hương hóa thấp nên khử được ác khí. Vị kê thiệt hương (mẫu đinh hương) mùi vị cay nóng, thơm nên trị được khí hôi và làm cơ thể thơm tho. Như vậy 3 vị vừa nói trên khi hợp lại sẽ tác dụng phương hương khu trọc, hóa thấp, trừ hôi.
Vị cuối cùng của phương là hồ phấn tức diên phấn, theo cổ phương là vị Thu*c cần sử dụng để chữa chứng hôi nách. Do vậy 3 vị trên khi phối hợp với hồ phấn thì công hiệu khử hôi càng hiệu quả. Cho nên thường xuyên sử dụng phương Thu*c này (là cách chữa tận gốc chứng bệnh) sẽ làm cho chứng hôi nách khỏi vĩnh viễn.
Hình minh họa
Chữa hôi nách bằng “Thiên kim phương”, trích trong “Thiên kim yếu phương”.
Thành phần dược liệu: tân di 4g, xuyên khung 4g, tế tân 4g, đỗ hành 4g, cảo bản 4g.
Cách bào chế: cho tất cả 5 vị Thu*c trên ngâm vào giấm gạo thuần chất trong một đêm cho nở. Sau đổ nước vào vừa đủ sắc lấy nước Thu*c đặc, cất vào lọ đậy nắp để dùng dần.
Cách dùng: Trước lúc đi ngủ lấy nước Thu*c xoa vào da vùng hố nách, xoa hằng ngày cho đến khi khỏi thì ngừng.
Xét các vị trong phương này thấy: Đây là một cổ nghiệm phương sử dụng các hương dược trị hôi nách. Theo sách “Chư bệnh nguyên hầu luận lậu dịch hân” đời nhà Tùy đã viết: Dưới nách thấp thì sẽ hôi, cũng là khí huyết bất hòa, phong tả tương bác, tân dịch uẩn ứ đã làm nên ẩm hôi. Do đó 5 vị Thu*c có trong phương đều có vị cay, hương nồng, lại khu phong, trừ thấp, hoạt huyết nên sử dụng trị liệu chứng hôi nách rất tốt.
Khi ta sử dụng giấm gạo để ngâm cho các dược vật nở ra, khiến cho các thành phần hữu hiệu của chúng lại càng dễ tan giải ra làm tăng cường hiệu quả chữa trị của phương. Cần lưu ý khi nấu các dược vật này đừng lâu quá vì sẽ phát tán mất các thành phần hữu hiệu chữa trị có trong Thu*c, như vậy kéo theo hiệu quả trị liệu giảm.
Chữa hôi nách bằng “Dịch hương tán”
Thành phần dược liệu: Mật đà tăng 15g, sinh long cốt 30g, hồng phấn 6g, băng phiến 3g, mộc hương 10g, bạch chỉ 10g.
Cách bào chế: Từng vị tán nhỏ mịn riêng biệt, sau trộn đều.
Cách dùng: Lấy vải bọc Thu*c lại, hằng ngày vỗ vào da vùng hố nách nhiều lần. Chữa cách này cũng khá hiệu quả.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe và đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hoi-nach-va-nhung-bi-phuong-trong-cung-dinh-n7566.html)